Lợi ích của việc áp dụng Hệ thống quản lý an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp đối với doanh nghiệp
Theo chuyên gia của Viện Năng suất Việt Nam, ISO 45001 ra đời trong bối cảnh Ủy ban Tiêu chuẩn hóa Quốc tế ISO muốn ban hành một Tiêu chuẩn Quốc tế về Hệ thống quản lý An toàn và Sức khỏe nghề nghiệp (HTQL AT&SKNN) để có thể phổ biến rộng hơn tiêu chuẩn này đến các nước và các lĩnh vực ngành nghề sản xuất đồng thời tiêu chuẩn này cũng dễ dàng tương thích với các Tiêu chuẩn hệ thống quản lý khác như ISO 9001:2015 (hệ thống quản lý chất lượng) và ISO 14001:2015 (Hệ thống quản lý An toàn và sức khoẻ nghề nghiệp).
Hệ thống quản lý an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp áp dụng được cho mọi doanh nghiệp.
ISO 45001 là một hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp, cung cấp các tiêu chí và khuôn khổ để cải thiện an toàn lao động, giảm thiểu rủi ro tại nơi làm việc và tạo điều kiện làm việc an toàn hơn. Tiêu chuẩn giúp tổ chức cung cấp một hệ thống quản lý An toàn và sức khoẻ nghề nghiệp làm việc an toàn và lành mạnh cho công nhân và những người khác, tránh trường hợp tử vong, tai nạn lao động liên quan và bệnh tật từ An toàn và sức khoẻ nghề nghiệp làm việc. Tiêu chuẩn này cũng được sử dụng làm cơ sở cho việc đánh giá và cấp giấy chứng nhận phù hợp cho HTQL AT&SKNN của một tổ chức, doanh nghiệp.
ISO 45001 cho phép một tổ chức, thông qua hệ thống quản lý AT&SKNN, để tích hợp các khía cạnh khác về sức khỏe và an toàn, chẳng hạn như chăm sóc sức khỏe, phúc lợi công nhân; tuy nhiên, cần lưu ý rằng một tổ chức có thể được yêu cầu bởi các yêu cầu pháp lý hiện hành để giải quyết các vấn đề đó. Tương tự như cấu trúc của ISO 9001:2015, tiêu chuẩn ISO 45001:2018 cũng bao gồm 10 điều khoản.
ISO 45001 có thể áp dụng cho mọi tổ chức, doanh nghiệp thuộc mọi loại hình, lĩnh vực và quy mô khác nhau khi tổ chức, doanh nghiệp đó mong muốn xây dựng và duy trì HTQL AT&SKNN để cải thiện điều kiện AT&SKNN, loại bỏ mối nguy, giảm thiểu các rủi ro về AT&SKNN (bao gồm cả sự thiếu đầy đủ của hệ thống), tạo cơ hội cho việc đảm bảo AT&SKNN, giải quyết sự không phù hợp của HTQL AT&SKNN có liên quan đến các hoạt động của tổ chức, doanh nghiệp.
ISO 45001 được thiết kế tương thích với các tiêu chuẩn ISO 9001, ISO 14001, … nhằm tạo điều kiện xây dựng một HTQL với mục đích đảm bảo chất lượng cho sản phẩm – an toàn cho người lao động – thân thiện với An toàn và sức khoẻ nghề nghiệp tự nhiên – tiết kiệm chi phí cho tổ chức, doanh nghiệp. Tiêu chuẩn này có thể áp dụng được tại các tổ chức sản xuất, dịch vụ, các tổ chức kinh doanh cũng như các tổ chức phi lợi nhuận. Miễn là tổ chức đó có những người làm việc hoặc những người có thể bị ảnh hưởng bởi các hoạt động của tổ chức, thì việc áp dụng hệ thống để quản lý sức khỏe và an toàn sẽ mang lại lợi ích cho tổ chức.
Hệ thống quản lý an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp mang đến cho doanh nghiệp việc hạn chế các rủi ro và nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm.
Tiêu chuẩn ISO 45001 không đưa ra các tiêu chí cụ thể cho kết quả hoạt động AT&SKNN, mà cũng không phải là quy tắc về thiết kế một hệ thống quản lý AT&SKNN. Hệ thống quản lý AT&SKNN của tổ chức phải cụ thể để đáp ứng những nhu cầu riêng của tổ chức đó trong việc ngăn ngừa chấn thương và bệnh tật; do đó một doanh nghiệp nhỏ với rủi ro thấp có thể chỉ cần phải thực hiện một hệ thống tương đối đơn giản, trong khi một tổ chức lớn với mức độ rủi ro cao có thể cần một hệ thống phức tạp hơn nhiều.
Bất kỳ loại hình hệ thống nào thì cũng phải có khả năng phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn, với điều kiện hệ thống đó phù hợp và có hiệu quả với tổ chức. Tiêu chuẩn ISO 45001 không giải quyết các vấn đề một các cụ thể như an toàn sản phẩm, thiệt hại tài sản hoặc các tác động an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp, và tổ chức không cần phải tính đến những vấn đề này trừ khi chúng cho thấy có rủi ro đối với người lao động.
Tiêu chuẩn ISO 45001 không nhằm mục đích là một tài liệu ràng buộc về mặt pháp lý, mà đây là một công cụ quản lý để các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ trở lên sử dụng một cách tự nguyện nhằm loại bỏ hoặc giảm thiểu rủi ro gây hại hướng tới mục đích cuối cùng là nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm hàng hóa.
Phương Nam