Lò đốt rác ‘Made in Việt Nam’ và đam mê của một doanh nhân khoa học
Lò đốt rác ‘Made in Việt Nam’ và đam mê của một doanh nhân khoa học
Lò đốt rác ‘Made in Việt Nam’ là sản phẩm của trí tuệ Việt, được chế tạo thành công bằng niềm đam mê và trách nhiệm của nhà khoa học trong việc góp phần giải quyết một trong những vấn đề bức xúc của xã hội – đó là xử lý rác thải, bảo vệ môi trường.
Tự hào sản phẩm Việt
Bằng tâm sức, trí tuệ, đam mê và trách nhiệm của nhà khoa học Việt Nam, TS Nguyễn Đình Trọng – Chủ tịch T-TECH Việt Nam cùng đồng nghiệp thuộc Nhà máy Chế tạo Thiết bị T-TECH thuộc Tập đoàn Công nghệ T-TECH Việt Nam với thâm niên 14 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu và sản xuất thiết bị khoa học, đã bắt tay nghiên cứu và chế tạo thành công Lò đốt rác thải sinh hoạt Model CNC có công suất từ 300 kg/h đến 5000 kg/h, tức là từ 7,2 tấn/ngày đến 120 tấn/ngày/lò đốt.
Mặc dù chỉ với chi phí đầu tư rất hợp lý, song công trình này đã đem lại hiệu quả kinh tế cao. Cụ thể, Lò đốt rác cho một Xã nông thôn mới chỉ từ 1 tỷ – 2 tỷ đồng; Lò đốt rác cho cấp huyện, thị trấn lớn chỉ từ 3 – 6 tỷ đồng; Suất đầu tư Nhà máy xử lý rác cho cấp Tỉnh, quy mô lớn và hoàn thiện (từ 100 tấn – 1000 tấn/ngày), đảm bảo chất lượng xử lý môi trường trong quá trình đốt có mức đầu tư từ 600 triệu đến 1 tỷ đồng/tấn rác. Nhà máy có khả năng tái chế hạt nhựa tiêu chuẩn, phân hữu cơ cao cấp, sản xuất gạch không nung và một số sản phẩm tái chế khác (Tái chế tới 50% lượng rác, chôn lấp dưới 5%).
Sản phẩm Lò đốt rác “Made in Vietnam” do T-TECH sản xuất được đội ngũ chuyên gia dày công nghiên cứu, thiết kế cầu kỳ, được tích hợp nhiều nguyên lý khoa học một cách bài bản, tạo thành một chu trình công nghệ khép kín và tối ưu, từ khâu: Sấy rác – Đốt rác – Đốt tro – Đốt khí – Tản nhiệt – Bẫy bụi và Xử lý khí độc. Giúp cho Lò đốt rác T-TECH có thể đốt kiệt rác mà không tạo ra ô nhiễm thứ cấp, khí thải đầu ra luôn đạt theo Quy chuẩn Việt Nam QCVN: 61-MT:2016/BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
TS Nguyễn Đình Trọng – Chủ tịch T-TECH Việt Nam chia sẻ thêm, để Lò đốt rác đạt được nhiệt độ cao mà không cần dùng nhiên liệu phụ trợ, chúng ta cần phải lưu ý 3 vấn đề lớn sau trong quá trình thiết kế chế tạo. Đó là khả năng cách nhiệt và giữ nhiệt của tường lò; Khả năng bức xạ nhiệt tối ưu trong hệ thống buồng đốt; Khả năng lưu chuyển dòng khí nóng. Giúp cho lò đốt rác có thể đốt đạt nhiệt độ cao mà không cần dùng nhiên liệu, không phát tán nhiệt độ ra xung quanh, tận dụng tối đa nhiệt trị từ rác để đốt rác. Chính vì vậy, lò đốt rác T-TECH có thể đạt trên 650oC tại buồng đốt sơ cấp, trên 950oC tại buồng đốt thứ cấp mà không cần dùng nhiên liệu phụ trợ. Như vậy, sản phẩm hoàn toàn phù hợp với điều kiện Việt Nam, giúp giải quyết bài toán rác thải đang gây bức xúc ở rất nhiều địa phương.
Rào cản cho thương mại hóa
Có được sản phẩm đã khó, song thương mại hóa sản phẩm lại khó hơn rất nhiều. TS Nguyễn Đình Trọng tâm huyết nói, phải nói rằng, làm Doanh nhân đã khó, làm Nhà khoa học cũng khó, nhưng làm “Doanh nhân khoa học” lại càng khó hơn. Ở Việt Nam, để đưa một sản phẩm khoa học ra thị trường là vô cùng khó khăn, đòi hỏi Nhà khoa học phải có năng lực, có tư duy, có sự táo bạo của một CEO đích thực.
Trong nhiều Hội nghị lớn nhỏ, TS Nguyễn Đình Trọng đã từng chia sẻ rằng: Để tung ra một Sản phẩm khoa học “thành công” thì Nhà khoa học đó phải có năng lực “All in one” (tất cả trong một) thì mới thành công. Chưa kể đến các chính sách còn nhiều rào cản hạn chế.
Diễn đàn Môi trường lần thứ 5 và Lễ kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Bộ Tài nguyên và Môi trường diễn ra ngày 4/8/2022 đến ngày 5/8/2022 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia – TP. Hà Nội là sự kiện được quan tâm đặc biệt khi đích thân Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành tham gia. Ngoài ra, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà, Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân và nhiều Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các Bộ ngành Trung ương, Lãnh đạo 63 Tỉnh/Thành phố trên cả nước tới tham dự sự kiện.
Tại sự kiện lớn này, Tập đoàn Công nghệ T-TECH Việt Nam là doanh nghiệp có không gian trưng bày “lớn nhất”, là doanh nghiệp “duy nhất” có công nghệ Lò đốt rác trình diễn, giới thiệu tại đây, bao gồm các sản phẩm như: Lò đốt rác thải sinh hoạt cho huyện, xã “Nông thôn mới”, Lò đốt rác thải y tế và Lò đốt rác phát điện công suất lớn 500 tấn/ngày.
Ngay đầu buổi lễ, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Bộ trưởng Trần Hồng Hà và các Lãnh đạo đã đi thăm các thành tựu khoa học ngành môi trường, thăm Công nghệ Lò đốt rác phát điện “Made in Việt Nam” do Tập đoàn Công nghệ T-TECH Việt Nam nghiên cứu, thiết kế và chế tạo trong nước.
Trước sự quan tâm của Thủ tướng và rất nhiều quan khách, TS. Nguyễn Đình Trọng đã giới thiệu sự khác biệt của Công nghệ Lò đốt rác T-TECH, tính phù của Công nghệ Lò đốt rác trong nước đối với rác thải chưa được phân loại từ đầu nguồn như ở Việt Nam chúng ta. Đồng thời, Chủ tịch T-TECH cũng mạnh dạn kiến nghị với Thủ tướng, với Bộ trưởng nên lựa chọn “Công nghệ Việt Nam để xử lý Rác Việt Nam” và khẳng định với rác ở Việt Nam thì chỉ có Công nghệ Việt Nam mới phù hợp nhất, xử lý bền vững nhất và chi phí rẻ nhất. Điều này cũng đúng với chủ trương Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam mà Bộ Chính trị đã phát động hơn 10 năm nay.
Cũng như mong muốn khát vọng của nhiều Nhà khoa học trong nước, Chủ tịch T-TECH Việt Nam kiến nghị với Thủ tướng, với Bộ trưởng rằng: Hãy mạnh dạn giao cho Tập đoàn Công nghệ T-TECH Việt Nam được đầu tư thí điểm một vài “Nhà máy đốt rác phát điện” bằng công nghệ trong nước, công nghệ của người Việt, với cam kết chi phí xử lý rác rẻ nhất, cạnh tranh tốt với sản phẩm nhập ngoại, để tạo cơ hội cho nền khoa học nước nhà phát triển. Tránh câu chuyện “con gà – quả trứng”, tránh những chính sách lùng bùng dẫn đến các “Mầm non khoa học” trong nước chết yểu.
Ghi nhận tâm huyết của TS Nguyễn Đình Trọng, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Bộ trưởng Trần Hồng Hà đã có những động viên khích lệ kịp thời để các Nhà khoa học, các Doanh nhân khoa học phấn đấu hơn nữa, đóng góp được nhiều hơn nữa cho môi trường ngày một xanh – sạch – đẹp hơn, phát triển kinh tế bền vững hơn. Những lời động viên này là động lực để những “doanh nhân khoa học” yên tâm, bền chí hơn với hành trình thương mại hóa công nghệ, sản phẩm Việt, góp phần cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Nguồn: Báo Môi Trường và Đô Thị