LHQ tổ chức sự kiện đánh dấu Ngày thế giới nhận thức về chứng tự kỷ

LHQ tổ chức sự kiện đánh dấu Ngày thế giới nhận thức về chứng tự kỷ

Liên hợp quốc (LHQ) vừa qua thông báo kế hoạch tổ chức sự kiện dưới hình thức trực tuyến vào ngày 2/4 tới đánh dấu Ngày thế giới nhận thức về chứng tự kỷ, trong đó nêu bật những đóng góp của người tự kỷ trên toàn thế giới.

Tháng 12/2007, Đại hội đồng LHQ đã thông qua một nghị quyết lấy ngày 2/4 hằng năm là Ngày thế giới nhận thức về chứng tự kỷ. 

Với chủ đề “Chuyển biến: Hướng tới một thế giới hòa nhập cho tất cả mọi người”, sự kiện trực tuyến năm nay gồm 4 cuộc thảo luận nhóm, tập trung tìm hiểu cụ thể những đóng góp của những người tự kỷ tại gia đình, nơi làm việc, cũng như trong nghệ thuật và trong việc hoạch định chính sách.

tm-img-alt
Ảnh minh hoạ (Nguồn: The United Nations)

Sự kiện được kỳ vọng sẽ giúp làm rõ cách nào để duy trì sự chuyển biến nhận thức xoay quanh sự đa dạng thần kinh – theo đó mọi người trải nghiệm và tương tác với thế giới theo các cách khác nhau và không có một cách “đúng” duy nhất – để vượt qua những định kiến và cải thiện cuộc sống của người tự kỷ. 

Theo LHQ, nhận thức xung quanh bệnh tự kỷ đang dần chuyển từ quan niệm sai lầm là chữa trị người tự kỷ sang một cách tiếp cận toàn diện, tập trung vào việc chấp nhận, hỗ trợ người tự kỷ, cũng như tiếp nhận khái niệm đa dạng thần kinh. Hiện các chuyên gia y tế, giới nghiên cứu và học giả ở nhiều quốc gia đang hợp tác nghiên cứu mô hình đa dạng thần kinh được nhà xã hội học Judy Singer công bố vào cuối những năm 1990.

Năm nay, LHQ phối hợp tổ chức sự kiện này cùng với Viện Đa dạng thần kinh có trụ sở tại Thụy Sĩ. Theo LHQ, viện này là một tổ chức “do người có hệ thần kinh khác biệt thành lập và điều hành, phục vụ những người có hệ thần kinh khác biệt”.

Tháng 12/2007, Đại hội đồng LHQ đã thông qua một nghị quyết lấy ngày 2/4 hằng năm là Ngày thế giới nhận thức về chứng tự kỷ. 

Với chủ đề “Chuyển biến: Hướng tới một thế giới hòa nhập cho tất cả mọi người”, sự kiện trực tuyến năm nay gồm 4 cuộc thảo luận nhóm, tập trung tìm hiểu cụ thể những đóng góp của những người tự kỷ tại gia đình, nơi làm việc, cũng như trong nghệ thuật và trong việc hoạch định chính sách.

Sự kiện được kỳ vọng sẽ giúp làm rõ cách nào để duy trì sự chuyển biến nhận thức xoay quanh sự đa dạng thần kinh – theo đó mọi người trải nghiệm và tương tác với thế giới theo các cách khác nhau và không có một cách “đúng” duy nhất – để vượt qua những định kiến và cải thiện cuộc sống của người tự kỷ. 

Theo LHQ, nhận thức xung quanh bệnh tự kỷ đang dần chuyển từ quan niệm sai lầm là chữa trị người tự kỷ sang một cách tiếp cận toàn diện, tập trung vào việc chấp nhận, hỗ trợ người tự kỷ, cũng như tiếp nhận khái niệm đa dạng thần kinh. Hiện các chuyên gia y tế, giới nghiên cứu và học giả ở nhiều quốc gia đang hợp tác nghiên cứu mô hình đa dạng thần kinh được nhà xã hội học Judy Singer công bố vào cuối những năm 1990.

Năm nay, LHQ phối hợp tổ chức sự kiện này cùng với Viện Đa dạng thần kinh có trụ sở tại Thụy Sĩ. Theo LHQ, viện này là một tổ chức “do người có hệ thần kinh khác biệt thành lập và điều hành, phục vụ những người có hệ thần kinh khác biệt”.

An Đông (T/h)

Nguồn: Báo Môi Trường và Đô Thị

Bạn cũng có thể thích