LHH Người khuyết tật VN và Liên Hiệp Quốc xây dựng bộ chỉ số về người khuyết tật

Sáng nay (6/10), tại trụ sở tòa nhà Liên Hiệp Quốc, Liên hiệp hội về người khuyết tật và Chương trình Phát triển của Liên Hiệp Quốc (UNDP) đã phối hợp triển khai thực hiện nghiên cứu xây dựng bộ chỉ số thống kê về khuyết tật, trên cơ sở tìm hiểu nhu cầu của người dùng tin, bao gồm các cơ quan, bộ, ngành; các tổ chức trong nước và quốc tế; các chuyên gia; đặc biệt là ý kiến của cộng đồng người khuyết tật. Điều này thể hiện sự quan tâm của  Liên hiệp hội cũng như các cơ quan ban ngành tới quyền lợi của người khuyết tật Việt Nam.

Hội thảo có sự tham gia của hơn 80 đại biểu bằng cả hình thức trực tuyến cũng như trực tiếp tại hội trường. Hội thảo lần này có sự quan tâm từ các cơ quan chính phủ như Ủy ban các vấn đề xã hội Quốc hội; Bộ Lao động – Thương binh & Xã hội; Bộ Nội Vụ; Bộ Văn hóa thể thao & Du Lịch; Bộ Thông tin & Truyền thông; Bộ Y tế; Bộ Giáo dục & đào tạo; Bộ Giao thông Vận tải; Bộ Tài chính; Bộ Kế hoạch và đầu tư; Tổng cục Thống kê. Hội thảo cũng thu hút các tổ chức của và vì người khuyết tật cũng như các tổ chức Liên hợp quốc và Quốc tế như Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc (UNPD), Quỹ Nhi Đồng Liên hợp quốc (UNICEF) và Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA).

Ông Đặng Văn Thanh – Phó Chủ tịch Thường trực Liên hiệp hội phát biểu khai mạc hội thảo

Ông Đặng Văn Thanh – Phó Chủ tịch Thường trực Liên hiệp hội phát biểu khai mạc hội thảo.

Phát biểu tại hội thảo, ông Đặng Văn Thanh – Phó Chủ tịch Thường trực Liên hiệp hội về người khuyết tật Việt Nam đã nhấn mạnh vai trò của thông tin về người khuyết tật để đảm bảo quyền lợi của họ.Trong lời khai mạc, ông Đặng Văn thanh cho biết xuất phát từ thực tế số liệu về người khuyết tật không đầy đủ, chưa đáp ứng nhu cầu của người dùng tin, Liên hiệp hội về người khuyết tật Việt Nam và UNDP triển khai thực hiện nghiên cứu xây dựng bộ chỉ số thống kê về khuyết tật, trên cơ sở tìm hiểu nhu cầu của người dùng tin, bao gồm các cơ quan, bộ, ngành; các tổ chức trong nước và quốc tế; các chuyên gia; đặc biệt là ý kiến của cộng đồng người khuyết tật.

Ông Patrick Haverman, Phó Đại diện thường trú của UNDP tại Việt Nam phát biểu ý kiến.

Việt Nam đã ký tham gia Công ước quốc tế về quyền của người khuyết tật năm 2007 (phê chuẩn năm 2014) và ban hành Luật Người khuyết tật năm 2010. Cả hai văn bản này đều có những điều khoản quy định trách nhiệm thống kê và thu thập số liệu về người khuyết tật nhằm phục vụ cho hoạch định chính sách, giám sát và đánh giá thực hiện quyền của người khuyết tật. Tại Việt Nam có nhiều luật quy định bảo vệ quyền của người khuyết tật và người khuyết tật được coi là “nhóm ưu tiên” trong nhiều chính sách. Việc đảm bảo quyền của người khuyết tật cũng được đưa vào Kế hoạch Hành động Quốc gia nhằm thực hiện Chương trình Phát triển Bền vững 2030.

Hình ảnh trao đổi bằng thủ ngữ tại hộ thảo.

Tham dự hội thảo đã có nhiều ý kiến trao đổi, góp ý của các bộ, ban ngành, các cơ quan tổ chức, các chuyên gia và người khuyết tật cho bộ chỉ số đầu ra của Điều tra quốc gia về người khuyết tật năm 2023. Theo thống kê của Ủy ban Quốc gia về người khuyết tật Việt Nam, cả nước có khoảng 6,2 triệu người khuyết tật, chiếm hơn 7% dân số từ 2 tuổi trở lên, trong đó có 58% là nữ, 28,3% là trẻ em, gần 29% là người khuyết tật nặng và đặc biệt nặng. Kể từ khi Việt Nam ban hành Luật Người khuyết tật năm 2011 và phê chuẩn CRPD năm 2015, đã có nhiều tiến bộ trong việc bảo vệ quyền của người khuyết tật.

Nguồn: hoanhap.vn

Bạn cũng có thể thích