Lên non ngàn thưởng ngoạn hoa lê tháng 3

(TN&MT) – Những ngày này, tại xã Hồng Thái, huyện Na Hang – thủ phủ hoa lê của tỉnh Tuyên Quang đang đón đông đảo khách du lịch tới thưởng ngoạn.

hoa-le-1(1).jpg
Hoa lê thường nở rộ đẹp nhất vào khoảng tháng 2 – tháng 3. Thời tiết năm nay rất thuận lợi, khô ráo và mát mẻ chứ không mưa phùn, sương mù như các năm trước. Nhờ vậy, du khách có thỏa thích lưu lại những tấm ảnh đẹp với hoa lê
hoale5.jpg
Cả xã Hồng Thái hiện có hơn 90 ha cây lê, nằm rải rác ở 7/7 thôn, nhiều nhất ở thôn Khau Tràng. Đây là vùng núi cao 1.200 m so với mực nước biển, khí hậu mát lạnh quanh năm đặc trưng rất thích hợp với cây lê
hoa-le-8(1).jpg
Tiến vào thôn Khau Tràng, du khách dễ dàng nhìn thấy cây lê ở khắp nơi. Đa phần cây lê đã có tuổi đời từ 10 – 20 năm. Hai khu vực tập trung nhiều lê nhất đã được cải tạo trở thành nơi thăm quan cho du khách
hoa-le-4(1).jpg
Hoa nở 5 cánh trắng muốt, tròn đều và kết thành chùm
img_2439.jpg

hoa-le-6(1).jpg
Du khách có có thể thuê quần áo, đạo cụ chụp ảnh với giá từ 50.000 – 150.000 đồng
hoa-le-7(3).jpg
Cây lê cùng với làm du lịch cộng đồng đã giúp đời sống của đồng bào người Dao tại xã Hồng Thái có nhiều đổi thay. Các dịch vụ homestay, ăn uống, cắm trại… “nở rộ” và có sự quan tâm, hỗ trợ của chính quyền địa phương
hoa-le8(1).jpg
Anh Trần Hữu Hiếu, hướng dẫn viên của Viettravel Hà Nội cho biết đã dẫn 4 đoàn tới Khau Tràng từ giữa tháng 2 tới nay. Du khách đều thích thú khi thưởng ngoạn nơi đây bởi không khí trong lành, cảnh sắc đẹp từ hoa lê trắng tới các thửa ruộng bậc thang, vườn mận, vườn cải, núi đồi xen mây… Trong thời gian tới, địa phương nên cải thiện vấn đề giao thông, nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch từ ăn, nghỉ, đa dạng trải nghiệm để tạo điểm nhấn, thu hút khách hơn nữa
hoale-1-(1).jpg
Nhân dịp lễ hội hoa lê năm 2023 (diễn ra từ ngày 3 – 5/3), Tổ chức Kỷ lục Việt Nam (VietKings) công bố, xác nhận kỷ lục Việt Nam “Tuyến đường hoa lê dài nhất Việt Nam” đối với tuyến đường hoa lê tại xã Hồng Thái. Tuyến đường chạy dài từ trung tâm xã đến giáp địa phận xã Cổ Linh, huyện Pắc Nặm, tỉnh Bắc Kạn
Bạn cũng có thể thích