Lấy “nồi cơm” kinh tế di sản cộng sinh kinh tế sáng tạo

Lấy “nồi cơm” kinh tế di sản cộng sinh kinh tế sáng tạo

Đô thị ngày càng nhiều, đến 2030 có tới 50% dân số Việt Nam (khoảng 55 triệu người) bước vào đô thị. Nhưng tích tụ đủ nội hàm phát triển một đô thị di sản thiên niên kỷ thì chỉ duy nhất thành phố Ninh Bình có thể sở hữu.

Đô thị ngày càng nhiều, đến 2030 có tới 50% dân số Việt Nam (khoảng 55 triệu người) bước vào đô thị. Nhưng tích tụ đủ nội hàm phát triển một đô thị di sản thiên niên kỷ thì chỉ duy nhất thành phố Ninh Bình có thể sở hữu.

Từ Hệ sinh thái di sản thiên niên kỷ…

Cách tiếp cận Hệ sinh thái Thiên niên kỷ do tổ chức “Đánh giá Hệ sinh thái thiên niên kỷ” (Millenium Assessment – MA) được Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Kofi Annan kêu gọi vào năm 2000: “Các dân tộc cần đánh giá sự thay đổi các hệ sinh thái tồn tại nhiều thiên niên kỷ đối với tương lai loài người và thiết lập pháp lý quốc tế cho các hành động nhằm tăng cường bảo tồn và sử dụng bền vững hệ sinh thái thiên nhiên, văn hóa và định cư con người như một di sản quan trọng nhất đối với phát triển loài người”.

Dựa vào sự tương tác hài hòa của con người, liên tục với Hệ sinh thái Thiên niên kỷ là sự hình thành các Di sản thiên niên kỷ quan trọng nhất của loài người, như cách Di sản thế giới Văn hóa và Thiên nhiên Tràng An được công nhận năm 2014 đến nay.

Hệ sinh thái di sản thiên niên kỷ (Wright, Howard 1998) là một hệ thống hoàn chỉnh do con người tạo ra, duy trì và phát triển trên cơ sở thích ứng lâu dài và liên tục với các quy luật khách quan của hệ sinh thái thiên niên kỷ bao chứa nó.

Hệ sinh thái di sản thiên niên kỷ là một tập hợp các nhóm di sản vật thể và phi vật thể, có cấu trúc hay tổ chức rõ ràng, được điều chỉnh bởi các quy tắc vận hành chung, tương tác và phụ thuộc lẫn nhau, là đại diện cho các dạng thức đặc trưng của môi trường sinh thái tự nhiên và nhân văn tồn tại qua thiên niên kỷ, duy nhất thuộc một tộc người, một cộng đồng hay quốc gia. Bao gồm: Di sản tự nhiên thiên niên kỷ, di sản định cư thiên niên kỷ, các di tích khảo cổ, di tích lịch sử, bản sắc văn hóa và tôn giáo, tín ngưỡng có giá trị toàn cầu. Đi kèm với nó là các dịch vụ hệ sinh thái di sản tương ứng. Dịch vụ hệ sinh thái di sản – văn hóa mang lại lợi ích văn hóa – thẩm mỹ – tinh thần – giải trí.

Lấy “nồi cơm” kinh tế di sản cộng sinh kinh tế sáng tạo
Tài nguyên thiên nhiên và văn hóa của Hệ sinh thái di sản thiên niên kỷ.

Dựa vào cách tiếp cận và những tiềm năng vô giá của hệ sinh thái thiên niên kỷ mang lại, vài thập niên gần đây đã mở ra kỷ nguyên của công nghiệp không khóidu lịchdi sản như một cuộc cách mạng nhận thức loài người đối với di sản, các dự án du lịch và sản xuất các sản phẩm du lịch là cơ hội để hồi sinh tự nhiên và văn hóa bằng việc “trao đổi hành động” (Urzelai et al., 2010).

Theo mô hình mở này, các chiến lược tăng cường hiệu quả sử dụng bền vững di sản dựa trên sự hợp tác tích cực giữa nhà nước, công ty du lịch và các hộ kinh tế gia đình. Nó cho phép các hoạt động bảo tồn có thể “cộng sinh” với tiềm năng khai thác kinh tế hệ sinh thái di sản thiên niên kỷ, thu hút du khách vào quá trình cùng nhau sáng tạo ra văn hóa và nghệ thuật, tạo ra các địa điểm hấp dẫn và hồi sinh tự nhiên; hồi sinh di sản; tạo động lực phát triển các chuỗi giá trị gia tăng cao của tri thức – sáng tạo – nghệ thuật (Guimont và Lapointe, 2016).

Đây là những cơ sở quan trọng nhằm bảo tồn và phát huy các khu định cư truyền thống mang bối cảnh đặc thù châu Á. Sáng kiến Hội An đã mở ra cách ứng xử với di sản khu phố lịch sử – di sản định cư sống để tiếp cận với phát triển đương đại, thông qua hai mạng lưới quan trọng toàn cầu là:

– Mạng lưới thành phố di sản

– Mạng lưới thành phố sáng tạo

… đến đô thị di sản thiên niên kỷ Hoa Lư duy nhất ở Việt Nam

Quần thể danh thắng Tràng An– Ninh Bình. Là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới, một di sản thế giới hỗn hợp trải dài nhiều thiên niên kỷ, duy nhất ở Việt Nam và khu vực Đông Nam Á hiện nay. Nằm ở cực Nam của châu thổ sông Hồng, cách Hà Nội khoảng chừng 90km với các giá trị thiên nhiên, định cư và văn hóa đặc sắc. Di sản này có quy mô lên đến 12.440 ha: Cảnh quan karst nhiệt đới ngập nước đã đạt đến giai đoạn cuối cùng của quá trình karst hóa, lưu giữ các dấu tích biển xâm lấn và lùi dần.

Lấy “nồi cơm” kinh tế di sản cộng sinh kinh tế sáng tạo
Di sản quần thể danh thắng Tràng An có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế sáng tạo. Trong ảnh: Đoàn làm phim Hollywood phục dựng ngôi làng thổ dân trong bộ phim bom tấn Kong: Skull Island (công chiếu 2017) tại Tràng An. Ảnh: Thaiba

Tự nhiên biến cải nhiều lần hết sức biến động đã tạo ra những cảnh quan xen lẫn giữa những tháp đỉnh bằng rời rạc ven rìa với những chóp nón liên kết ở trung tâm, xen với các hố sụt, lũng kín và thung lũng kéo dài, vách dựng đứng, liên thông nhau bởi hệ thống các hang động xuyên thủy quanh năm ngập nước, được che phủ bởi rừng nguyên sinh đa dạng.

Khu vực này sớm trở thành cái nôi cư trú của người tiền sử, liên tục ít nhất kể từ 25.000 năm BP đến nay. Các phát hiện khảo cổ học trong 20 năm (2007 – 2027) khai quật của Trường Đại học Cambridge chứng tỏ người tiền sử đã hiện diện, tương tác và thích ứng với mọi biến cố tự nhiên nơi đây, họ tiến hóa liên tục qua các nền văn hóa cổ Tràng An, Hòa Bình, Phùng Nguyên…

Càng đặc biệt hơn, khi cố đô Hoa Lư – kinh đô đầu tiên của nhà nước phong kiến trung ương tập quyền Đại Cồ Việt cách đây 1.052 năm, nằm trong quần thể di sản thế giới Tràng An được khẳng định là “những kinh đô cổ có vai trò to lớn về ý nghĩa chủ quyền, bản sắc văn hóa quốc gia, mang đến cảm giác tự tôn dân tộc, thúc đẩy chủ quyền quốc gia” (Wright, 1985).

Bao chứa di sản định cư truyền thống nhiều thiên niên kỷ. Kết quả phát hiện một loạt các di chỉ khảo cổ học hang động ở Tràng An khẳng định rằng con người đã chiếm lĩnh và khai phá vùng karst lầy trũng Tràng An từ rất sớm, ít nhất cách ngày nay cũng khoảng 24.500 năm.

Trong suốt quá trình khai phá, cư dân cổ Tràng An đã mở rộng địa bàn cư trú, tạo dựng nên nhiều phương thức sống khác nhau, từng bước thích ứng với những biến động to lớn của tự nhiên như biến đổi cổ khí hậu từ khô lạnh sang nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều; từ băng hà sang gian băng, kéo theo các đợt biển tiến – biển thoái làm thay đổi môi trường sống từ lục địa sang biển và ngược lại…

Trong suốt giai đoạn đó, người tiền sử đã luôn sử dụng làm nơi cư trú và khai thác nguồn dinh dưỡng từ thời đại đá cũ, qua thời đại đá mới đến thời đại kim khí, hạ thấp dần độ cao chiếm cư các hang động, mở rộng dần địa bàn cư trú từ trung tâm ra ven rìa khối đá vôi Tràng An, đã hình thành một số đặc trưng có nhiều khác biệt so với các nền văn hóa tiền-sơ sử đã biết ở Việt Nam (phong tục, tập quán, truyền thống định cư, công cụ đá vôi dolomit, chế tạo đồ gốm, sử dụng bè mảng giao thông thủy…) đặc sắc cho đến tận ngày nay. Trong phạm vi di sản đề cử đã phát hiện và nghiên cứu 25 di tích khảo cổ hang động hoặc mái đá và 5 di tích chùa hang, trong đó 16 di tích đã được khai quật hoặc đào kiểm tra.

Nét đặc thù của tự nhiên Tràng An và khả năng thích ứng của con người ở đây có lẽ là tiền đề quan trọng cho sự ra đời của nhà nước phong kiến tập quyền đầu tiên ở Việt Nam vào thế kỷ X với kinh đô Hoa Lư.

Lợi dụng sự hiểm trở của địa hình karst Tràng An, nhà Đinh và Tiền Lê đã xây dựng kinh đô ở đây dựa vào thế núi, đắp thành nối núi tạo nên hệ thống thành lũy, xây dựng tứ trấn phòng vệ, khai khẩn thung lũng lầy trũng thành kinh đô tương đối sầm uất, án ngữ giữa Bắc – Nam, núi rừng Tây Bắc – biển Đông để phòng vệ và tiếp nối truyền thống định cư thích ứng của người Việt cổ.

Tham gia mạng lưới thành phố di sản và sáng tạo toàn cầu

Đô thị tương lai phát triển dựa trên nền tảng tiếp nối các giá trị thiên niên kỷ: Phát triển tiếp nối là quá trình phát triển không tạo ra sự gián đoạn, đảm bảo tính liên tục không ngừng cho đời sống định cư con người trong quá trình lịch sử. Các dạng thức của định cư truyền thống đã tạo ra các thực thể không gian – văn hóa – kinh tế, xã hội – nhân văn đặc thù, có giá trị đại diện cho quốc gia, vùng hoặc cộng đồng dân cư bản địa.

Chúng được hình thành trong quá trình tiến hóa, tiếp nối các thế hệ và các giai đoạn lịch sử, gắn chặt quá khứ và hiện tại, được coi như một di sản sống động, luôn biến đổi theo nhu cầu mới của thời đại, cần được bảo tồn và phát huy trong các chiến lược phát triển đô thị và nông thôn hiện đại. Chúng cần được duy trì, cải tạo trong sự phát triển tiếp nối liên tục của mỗi chặng đường phát triển.

Lấy “nồi cơm” kinh tế di sản cộng sinh kinh tế sáng tạo
Toàn cảnh cố đô Hoa Lư nhìn từ trên cao. Việt Nam hiện có thể phát triển đô thị di sản thiên niên kỷ Hoa Lư có nền tảng bao chứa cả thành phố di sản và thành phố sáng tạo. Ảnh: CTV

Sự ra đời của kinh đô Hoa Lư – nơi định đô của nhà nước phong kiến tập quyền ở Tràng An là cột mốc đánh dấu sự kết thúc nghìn năm Bắc thuộc. Các triều đại Đinh, Lê, Lý, Trần tiếp theo đã tiếp nối với các huyền thoại, các nhân vật lịch sử, tàng kinh Phật và các vị thiền sư lỗi lạc luôn bên cạnh triều đình để hộ nước dấn thân… không nơi nào có được.

“Theo thời gian 27.000 – 30.000 năm lịch sử, trên vùng đất Tràng An – cố đô Hoa Lư ken dày nhiều lớp di sản định cư và văn hóa chồng xếp hoặc đan xen nhau, từ lớp tiền sử – sơ sử, lớp Mường – Việt tiền Hoa Lư, lớp kinh đô Hoa Lư, lớp hậu kinh đô Hoa Lư – thời kỳ trung đại, lớp thời kỳ cận đại, rồi lớp thời kỳ hiện đại.

Các lớp di sản văn hóa cần được tổ chức hợp lý trong tổng thể của đô thị di sản thiên niên kỷ, bảo đảm tính thống nhất giữa tổ chức không gian bảo tồn di sản và phát triển kinh tế-xã hội, làm cho cái truyền thống hòa quyện với cái hiện đại, cùng cộng hưởng thúc đẩy giá trị gia tăng vùng đất cố đô” (PGS-TS. Đoàn Minh Huấn).

Mạng lưới thành phố di sản thiên niên kỷ

Trong bối cảnh đô thị hóa toàn cầu, các thành phố đóng vai trò tích cực và là chất xúc tác đối với sự phát triển kinh tế – xã hội, cũng như là đầu mối văn hóa và giải trí như nhà hát, thư viện, bảo tàng và triển lãm, các trung tâm mua sắm, đi bộ, các trường đại học và nghiên cứu (Gympel, 1996). Chính vì vậy, các thành phố di sản (279 thành phố) đang ngày càng thúc đẩy để trở thành các thành phố sáng tạo (đô thị đương đại hướng đến trong thế kỷ XXI nhằm thúc đẩy nền kinh tế tri thức và sáng tạo).

Theo UNESCO, đô thị di sản đóng 3 vai trò quan trọng, gồm:

1. Vốn văn hóa, từ sản xuất, tiêu thụ đến phân phối.

2. Nơi phát triển của các cluster sáng tạo từ vốn văn hóa.

3. Cánh cổnggia nhậpthị trường quốc tế.

Văn hóa đóng vai trò then chốt đối với các đô thị di sản và có thể xem như một chiến lược tái thiết đô thị. Hơn nữa, ngành công nghiệp sáng tạo mang lại sự bảo đảm kết nối xã hội, đa dạng văn hóa và chất lượng cuộc sống thông qua việc tạo ra ý nghĩa của cộng đồng và lan toả bản sắc địa phương.

Lấy “nồi cơm” kinh tế di sản cộng sinh kinh tế sáng tạo

Như vậy có thể định nghĩa: Các địa điểm được cho là một thành phố di sản thế giới có quy mô đa dạng, từ một vùng đô thị rộng lớn, một thành phố hay là một ngôi làng hẻo lánh và bao chứa một hay nhiều dạng di sản thiên nhiên, văn hóa thế giới khác nhau.

Các nghiên cứu gần đây, định nghĩa “Thành phố di sản thế giới” đã tách khỏi quan điểm chỉ mang tính chất đô thị lịch sử, thay vào đó là tính định cư đô thị, nơi có một hoặc nhiều di tích di sản thế giới và bảo lưu nhiều hoạt động truyền thống. Có nghĩa là toàn bộ đô thị bao chứa các địa điểm di sản, thay vì chỉ một đô thị lịch sử như trong 279 thành phố di sản thế giới trước đây (Roders, 2010).

Mạng lưới thành phố sáng tạo – nghệ thuật

Mạng lưới các thành phố sáng tạo UNESCO được thành lập năm 2004 nhằm thúc đẩy hợp tác giữa các thành phố đã xác định sáng tạo là yếu tố chiến lược để phát triển đô thị bền vững. Hiện nay có 246 thành phố trên khắp thế giới đang tạo nên mạng lưới này, cùng nhau hướng tới mục tiêu chung: Đưa sự sáng tạo và công nghiệp văn hóa vào trọng tâm của kế hoạch phát triển ở cấp địa phương; hợp tác tích cực ở cấp quốc gia và quốc tế (Việt Nam có 5 thành phố đã được công nhận trong mạng lưới).

Khi tham gia mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO, các thành phố cam kết chia sẻ, tạo những điều kiện tốt nhất để thực hành, đổi mới sáng tạo và xây dựng ý thức gắn liền với trách nhiệm, tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ, phát triển hợp tác giữa khu vực công – tư và các tổ chức xã hội nghề nghiệp nhằm tăng cường sáng tạo, sản xuất, phân phối và truyền bá về các hoạt động, hàng hóa và dịch vụ văn hóa; phát triển các không gian sáng tạo và đổi mới, mở rộng cơ hội cho những người sáng tạo và chuyên gia trong lĩnh vực văn hóa; nâng cao việc tiếp cận và tham gia vào đời sống văn hóa, đặc biệt đối với các nhóm và cá nhân yếu thế, dễ bị tổn thương; lồng ghép văn hóa và sáng tạo vào các kế hoạch phát triển bền vững.

Bảy chủ đề được Mạng lưới thành phố sáng tạo của UNESCO đưa ra bao gồm: văn học, âm nhạc, thủ công mỹ nghệ và nghệ thuật dân gian, thiết kế, nghệ thuật đa phương tiện và ẩm thực (Hình 3)

May mắn thay, Việt Nam hiện nay có thể phát triển đô thị di sản thiên niên kỷ Hoa Lư có nền tảng để bao chứa cả thành phố di sản và thành phố sáng tạo – thiết lập bối cảnh đô thị hóa kiểu mới lấy “nồi cơm” kinh tế di sản cộng sinh cùng kinh tế sáng tạo đang đến rất gần (New Urbanism)

Lấy “nồi cơm” kinh tế di sản cộng sinh kinh tế sáng tạo
Hình 4- Thiết lậphệ thốnghạ tầng cho kinh tếsáng tạophát triển bền vững gắn vớikhả năngphát huykinh tế di sản (Lena Troedsson, LAA)

Lời kết:Di sản quần thể danh thắng Tràng An gắn với tương lai đô thị di sản thiên niên kỷ

Đối với một hệ sinh thái di sản thiên niên kỷ, các di tích khảo cổ, định cư cổ truyền, bản sắc văn hóa và tôn giáo, tín ngưỡng là rất giá trị, đi kèm với nó là các dịch vụ hệ sinh thái di sản. Từ đó khẳng định cách tiếp cận để xây dựng một tầm nhìn mới cho di sản Quần thể danh thắng Tràng An song hành với tương lai phát triển Đô thị di sản Thiên niên kỷ Hoa Lư gắn với thành phố sáng tạo.

Với cách phát triển nhiều đô thị đặc thù như vậy, đô thị tương lai mới có thể thoát khỏi các thành phố bê tông, thiếu không khí, nước sạch và ô nhiễm do quá tải dân số và hạ tầng hiện nay của Việt Nam.

Đô thị di sản thiên niên kỷ tại Tràng An – Hoa Lư đang xây dựng hệ các giá trị nhân bản của đô thị Việt:

1. Ý nghĩa bản sắc đối với quốc gia, mang đến cảm giác tự tôn dân tộc, thúc đẩy chủ quyền quốc gia (Wright, 1985) và

2. Gắn kết các xã hội với nhau trong các giai đoạn thay đổi và kịch tính (Howard, 1998). Theo Smith (1993), vai trò của bản sắc dân tộc là cung cấp một cộng đồng lịch sử và sứ mệnh mạnh mẽ để bảo vệ nhân dân khỏi sự ép buộc và xây dựng một niềm tin chung.

3. Du lịch di sản mang ý nghĩa truyền đạt vẻ đẹp và thẩm mỹ của di sản và củng cố bản sắc dân tộc: (Lowenthal, 1998; Bandyopadhyay et al., 2008; Palmer, 1998; Pretes, 2003); củng cố lòng yêu nước (Palmer, 2005); gia tăng đặc điểm quốc gia (Franklin, 2003); mang ý nghĩa thiêng liêng/ văn hóa, tín ngưỡng (Smith, 1991);

4. Duy trì một nền tảng văn hoá cộng đồng, dân tộc và quốc gia (Park, 2010).

5. Xây dựng chiến lược phát triển đô thị di sản thiên niên kỷ – nồi cơm của kinh tế trí thức và kinh tế sáng tạo (cơ hội hậu hiện đại).

Lấy “nồi cơm” kinh tế di sản cộng sinh kinh tế sáng tạo

Tràng An thu hút du khách với phong cảnh núi non hùng vĩ cùng những dòng sông nhỏ quanh co, các thung lũng hoang sơ… Ảnh: Vnexpress

Tràng An – Hoa Lư: 5 giá trị nhân bản của đô thị Việt

1. Ý nghĩa bản sắc đối với quốc gia, mang đến cảm giác tự tôn dân tộc, thúc đẩy chủ quyền quốc gia (Wright, 1985).

2. Gắn kết các xã hội với nhau trong các giai đoạn thay đổi và kịch tính (Howard, 1998). Theo Smith (1993), vai trò của bản sắc dân tộc là cung cấp một cộng đồng lịch sử và sứ mệnh mạnh mẽ để bảo vệ nhân dân khỏi sự ép buộc và xây dựng một niềm tin chung.

3. Du lịch di sản mang ý nghĩa truyền đạt vẻ đẹp và thẩm mỹ của di sản và củng cố bản sắc dân tộc: (Lowenthal, 1998; Bandyopadhyay et al., 2008; Palmer, 1998; Pretes, 2003); củng cố lòng yêu nước (Palmer, 2005); gia tăng đặc điểm quốc gia (Franklin, 2003); mang ý nghĩa thiêng liêng/ văn hóa, tín ngưỡng (Smith, 1991).

4. Duy trì một nền tảng văn hóa cộng đồng, dân tộc và quốc gia (Park, 2010).

5. Xây dựng chiến lược phát triển đô thị di sản thiên niên kỷ – “nồi cơm” của kinh tế tri thức và kinh tế sáng tạo (cơ hội hậu hiện đại).

PGS-TS-KTS. Nguyễn Hồng Thục

Nguồn: Báo Môi Trường và Đô Thị

Bạn cũng có thể thích