Lần đầu tiên tổ chức Diễn đàn Giáo dục Nghề nghiệp về Phát triển Kỹ năng khu vực Châu Á -Thái Bình Dương

Dự kiến quy tụ hàng trăm chuyên gia hàng đầu từ các cơ quan chính phủ, các đơn vị giáo dục nghề nghiệp, doanh nghiệp, tổ chức quốc tế… trong lĩnh vực này. Diễn đàn sẽ diễn ra trong hai ngày 5 và 12 tháng 11, dưới hình thức trực tuyến, có hỗ trợ tiếng Việt, và hoàn toàn miễn phí cho người tham dự.

Lần đầu tiên tổ chức Diễn đàn Giáo dục Nghề nghiệp về Phát triển Kỹ năng khu vực Châu Á -Thái Bình Dương
New Zealand là một trong những quốc gia có nền giáo dục phát triển của thế giới (Ảnh: Đơn vị cung cấp)

Theo Viện Nghiên cứu Toàn cầu McKinsey (MGI), đại dịch Covid-19 sẽ đẩy nhanh quá trình tự động hóa, chuyển đổi số, áp dụng công nghệ và trí thông minh nhân tạo (AI) trong mọi ngành nghề và lĩnh vực kinh tế. Cùng với xu thế dịch chuyển nhân lực trên thị trường lao động quốc tế, thách thức đặt ra cho việc đào tạo nguồn lực lao động sẵn sàng ứng phó với những thay đổi của Tương lai của Việc làm (The Future of Work) là rất lớn. Theo đó, việc đẩy mạnh giáo dục nghề nghiệp và phát triển kĩ năng đóng vai trò then chốt trong việc thu hẹp khoảng cách giữa đào tạo với thực tiễn nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội tại các nước Châu Á -Thái Bình Dương, đồng thời khuyến khích tinh thần học tập suốt đời của người học.

Trong bối cảnh đó, diễn đàn Giáo dục Nghề nghiệp và Phát triển Kỹ năng khu vực Châu Á – Thái Bình Dương (APAC TVET) được tổ chức với mong muốn chia sẻ kiến thức, các nghiên cứu chuyên sâu, cập nhật các xu hướng và mô hình thực tiễn từ những chuyên gia ưu tú hàng đầu thuộc khối chính phủ, doanh nghiệp, tổ chức quốc tế trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp, xoay quanh các chủ đề như: Chuyển đổi số; Môi trường bền vững; Đánh giá, công nhận năng lực và kỹ năng trong tương lai; Đào tạo học nghề trong thời đại mới; Hợp tác đào tạo giữa các đơn vị giáo dục và doanh nghiệp…

Ông Ben Burrowes, Giám đốc khu vực Châu Á của ENZ, mong đợi Diễn đàn APAC TVET sẽ mang đến những cơ hội kết nối và hợp tác với những đối tác quan trọng trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp, đào tạo kỹ năng tại Việt Nam và khu vực, nhất là trong bối cảnh việc di chuyển giữa các quốc gia đang bị hạn chế.

L.H

Nguồn: Báo lao động thủ đô

Bạn cũng có thể thích