Làm thế nào để tăng năng suất trong ngành sản xuất và chế biến gỗ?

Do vậy, ngành gỗ cần có những định hướng trong nhận thức để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm đưa sản phẩm đến với những thị trường xuất khẩu khó tính.

Theo chuyên gia để tăng năng suất trong lĩnh vực nội thất và ngoại thất, ngành gỗ cần phải tiêp tục có những chiến lược mới. Năng suất chính là mục tiêu mà các doanh nghiệp sản xuất và chế biến gỗ hướng đến. Nó hoàn toàn liên quan đến phần trăm lợi nhuận của đơn hàng xuất khẩu nội ngoại thất và sản phẩm gỗ trong ngành công nghiệp chế biến gỗ. Vận mệnh của một doanh nghiệp cuối cùng phụ thuộc vào chất lượng sản phẩm và năng suất. Nhiều người quan niệm về năng suất như một thực thể tách biệt với chất lượng. nhưng thực tế, năng suất thực sự luôn bao gồm chất lượng. Vậy nên, sẽ không có ý nghĩa nếu của năng suất cao trong khi sản phẩm hoặc dịch vụ sản xuất có chất lượng không như kì vọng.

Làm thế nào để tăng năng suất trong ngành sản xuất và chế biến gỗ?

 Trong những năm gần đây, ngành gỗ của Việt Nam đang có những bước tiến lớn trong chế biến và xuất khẩu. 

Với ngành gỗ, các sản phẩm nếu đường cắt trên gỗ không thẳng, làm tấm gỗ bị xước; cạnh tấm xuất hiện tình trạng xém cháy; nứt do bắn đinh; cong vênh; cắt thừa kích thước; lãng phí thời gian vận chuyển giữa các công đoạn điều này sẽ ảnh hưởng đến chất lượng. Và chắc chắn khi áp dụng các mô hình, công cụ nâng cao năng suất sẽ giúp doanh nghiệp khắc phục và hạn chế được những nhược điểm trên.

Bên cạnh đó, năng suất được ví như các hoạt động liên quan đến bộ phận sản xuất. Năng suất liên quan đến tất cả các hoạt động trong doanh nghiệp. Năng suất thấp mang lại một chu kỳ luẩn quẩn trong tổ chức, các biện pháp cần được thực hiện để tăng năng suất toàn diện và cách hệ thống và quy trình thúc đẩy năng suất.

Sản xuất thường đề cập đến các hoạt động chuyển đổi nguồn lực thành sản phẩm hoặc dịch vụ trong khi năng suất liên quan đặc biệt đến cách sản xuất sản phẩm hoặc dịch vụ.

Các biện pháp sau đây nên được áp dụng trong doanh nghiệp để nâng cao năng suất trong ngành công nghiệp chế biến gỗ: Tất cả các nguyên vật liệu có sẵn kịp thời gian; Sử dụng thời gian và nghiên cứu thao tác; Bố trí dây truyền, máy móc, thiết bị đúng và khoa học; Thiết lập mục tiêu đúng và khoa học; Đúng loại công nghệ được sử dụng; Đúng trình độ của người công nhân khi vận hành; Lao động có động lực làm việc; Số hóa tất cả các công việc khả thi của tất cả các phòng ban; Qúa trình xử lý nguyên vật liệu đúng; Kỹ năng và tay nghề của người lao động; Thỏa mãn công việc tại nơi làm việc;  Môi trường làm việc tốt; Sử dụng đúng hệ thống; Lãnh đạo về giám sát chất lượng đúng, APMs, PMs…; Tổ chức nguyên vật liệu đúng; Đúng số lượng máy móc hiệu suất cao; Bảo trì máy đúng cách; Đào tạo, đào tạo lại liên tục; Luân chuyển lao động tối thiểu; Sử dụng đúng quy trình, tiêu chuẩn.

Cũng theo chuyên gia chế biến gỗ khi vươn ra thị trường thế giới yêu cần cần sản xuất hàng loạt, giá cả hợp lý và giao hàng nhanh chóng. Vì vậy, năng suất là yếu tố quan trọng quyết định khả năng tiếp cận thị trường. Tuy nhiên, ngành gỗ nước ta chủ yếu là làm từ thủ công, ít doanh nghiệp đầu tư dây chuyền, công nghệ sản xuất hàng loạt. Chính điều này dẫn đến năng suất, chất lượng các sản phẩm gỗ Việt Nam không đồng đều, khó có đáp ứng các đơn hàng lớn.

Để đáp ứng được các đơn hàng lớn mà còn giúp giảm áp lực và chi phí về lao động, doanh nghiệp ứng dụng các dây chuyền chế biến gỗ hiện đại, có độ chính xác cao, đa dạng công dụng. Xây dựng, cải tạo một hệ thống máy móc hiện đại và đồng bộ có thể giúp doanh nghiệp giảm từ 20 – 30% lao động.

NM

Nguồn: Tạp chí điện tử chất lượng Việt Nam

Bạn cũng có thể thích