Làm thế nào để doanh nghiệp Việt Nam tăng thị phần tại EU?
Bùng nổ thị trường thương mại điện tử tại Châu Âu, cơ hội cho doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam
Báo cáo “thương mại điện thử thông minh” do Công ty chuyển phát nhanh UPS thực hiện tại Châu Âu cho thấy rằng đại dịch Covid – 19 đã thay đổi hành vi và thói quen mua sắm của người tiêu dùng tại đây, cũng như góp phần thúc đẩy quá trình số hóa của các kênh bán hàng truyền thống. Theo đó, chỉ riêng tại thị trường này, số người lựa chọn hình thức mua sắm trực tuyến đã tăng 50% (từ 10% trước đại dịch lên 15% sau khi dịch bệnh chấm dứt). Sự thay đổi lớn nhất được ghi nhận tại Anh – nơi số người có nhu cầu mua sắm “toàn bộ hoặc hầu hết” qua các kênh bán hàng online đã tăng khoảng 66% (từ 15% lên 25%). Trong khi đó, những nước ghi nhận sự thay đổi ít hơn như Đức và Ba Lan cũng cho thấy được sự tăng trưởng lên đến 29%.
Trong 6 hạng mục hàng hóa được khảo sát, mặt hàng may mặc và đồ điện tử nằm trong top các sản phẩm được người tiêu dùng châu Âu lựa chọn mua qua các kênh thương mại điện tử nhiều nhất, với tỉ lệ lần lượt là 22% và 31%. Đây cũng chính là các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang thị trường này. Đồng thời, tại Việt Nam, hoạt động thương mại điện tử cũng đang trên đà tăng trưởng mạnh. Trong những năm gần đây, ngày càng nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã và đang ứng dụng thành công thương mại điện tử vào mô hình hoạt động của mình để xúc tiến hoạt động xuất khẩu sang Liên minh châu Âu (EU). Với những tiềm năng còn chưa được khai thác triệt để kèm theo những ưu đãi đặc biệt về thuế quan mà các Hiệp định Thương mại tự do như EVFTA và UKVFTA mang lại, các doanh nghiệp Việt Nam cần tiếp tục tận dụng xu thế bùng nổ thương mại điện tử này nhằm tăng sản lượng xuất khẩu, từ đó mở rộng thị trường tại các nước châu Âu.
Hiểu được thị hiếu và thị trường để chinh phục người tiêu dùng EU
Theo số liệu thống kê từ Bộ Công Thương, chỉ trong 6 tháng đầu năm 2021, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU đã đạt 19.4 tỉ USD. Bộ Công Thương cũng dự đoán hoạt động xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và EU sẽ còn tiếp tục tăng mạnh khi các hiệp định thương mại được tận dụng một cách triệt để và hiệu quả hơn nữa.
Là một thị trường bao gồm 27 nước với tổng dân số khoảng 450 triệu người, thu nhập bình quân đầu người khoảng 36.000 USD, Liên minh châu Âu được nhận định là một thị trường “khó tính”, với tiêu chuẩn kiểm định sản phẩm nghiêm ngặt và yêu cầu chất lượng cao. Theo báo cáo “thương mại điện tử thông minh”, ngoài tiêu chí chất lượng sản phẩm, còn nhiều yếu tố khác tác động đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng châu Âu. Trong đó, yếu tố tiên quyết chính là mức độ uy tín của dịch vụ logistics được sử dụng bởi các nhà bán lẻ, với hơn 85% số người được khảo sát cho rằng đây là yếu tố quan trọng nhất, ảnh hưởng đến quyết định mua sắm của họ. Tính bền vững cũng là yếu tố được người dân châu Âu xem trọng không kém, với 75% số người được khảo sát nhận định họ sẽ cân nhắc mua hàng từ các nhà bán lẻ cung cấp các sản phẩm và dịch vụ thân thiện với môi trường.
Những thay đổi về thuế quan trong hoạt động xuất nhập khẩu cũng là điều các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam cần cập nhật thường xuyên. Cụ thể là sự thay đổi trong cách tính thuế VAT đối với các mặt hàng có giá trị dưới €150 được nhập khẩu vào lãnh thổ EU. Các doanh nghiệp bán lẻ hoạt động theo hình thức B2C tại thị trường này thông qua các kênh thương mại điện tử cần lưu ý ba thay đổi lớn sau từ ngày 1 tháng 7 năm 2021:
Chính sách miễn thuế GTGT cho hàng hóa nhập khẩu có giá trị tối đa €22 đã bị xóa bỏ. Điều này có nghĩa là tất cả hàng hóa nhập khẩu vào EU bây giờ sẽ phải chịu thuế GTGT bất kể giá trị.
Sự ra đời của nền tảng điện tử nhập khẩu một cửa (IOSS) sẽ giúp đơn giản hóa quy trình kê khai và thanh toán thuế GTGT đối với hàng hóa xuyên biên giới với giá trị tối đa €150 tại thị trường EU.
Yêu cầu các chợ điện tử có trách nhiệm thu thuế GTGT đối với các lô hàng có giá trị tối đa €150 tại thì trường EU. Tuy nhiên, các chợ điện tử có thể kê khai thuế GTGT trên nền tảng IOSS của mình hoặc của các nhà bán lẻ tùy vào thỏa thuận của hai bên.
Nhằm thúc đẩy tăng trưởng trong hoạt động mua bán xuyên biên giới, dưới đây là danh sách những điều liên quan đến sự cải cách thuế VAT của EU mà các doanh nghiệp cần lưu ý khi gửi hàng sang thị trường này nhằm tránh những rủi ro ngoài ý muốn như những trễ nãi và xử phạt trong thủ tục hải quan, chi phí phát sinh cho người mua và người bán…
Giải bài toán mở rộng thị trường TMĐT nhờ lựa chọn doanh nghiệp logistics uy tín
Nhằm góp phần giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam thỏa mãn được thị hiếu của người tiêu dùng trong xu thế phát triển của thương mại điện tử, nhiều tập đoàn logistics hàng đầu đã đa dạng hóa dịch vụ vận chuyển của mình, tiêu biểu là việc ứng dụng công nghệ tiên tiến cho phép các doanh nghiệp tối ưu hóa quá trình xử lý đơn hàng và kiểm soát quá trình vận chuyển dễ dàng hơn. Đơn cử là dịch vụ UPS Marketplace Shipping giúp các doanh nghiệp dễ dàng quản lý các lô hàng của mình trên nhiều nền tảng thương mại điện tử, tối ưu hóa quy trình xử lý đơn hàng trực tuyến nhằm tiết kiệm tối đa thời gian mà không cần phải trả thêm bất kì chi phí nào. Các tính năng thân thiện với người dùng cho phép các chủ doanh nghiệp tự nhập đơn hàng cần gửi đi vào hệ thống vận chuyển trực tuyến của UPS, tự dán nhãn vận chuyển, và được cập nhật từng giây quá trình các kiện hàng được gửi đến tay người tiêu dùng.
Với cam kết cho việc phát triển bền vững, nhiều công ty logistics cũng chú trọng đến việc cung cấp những hình thức vận chuyển “xanh” hơn, nhằm giảm thiểu tối đa tác động xấu đến môi trường. Carbon trung tính (Carbon neutral) là một trong những phương pháp vận chuyển bền vững được sử dụng tại UPS. Bằng hình thức đền bù carbon (carbon offset), Carbon trung tính cho phép các doanh nghiệp cân bằng lượng khí thải carbon được tạo ra trong quá trình vận chuyển các kiện hàng của họ.
Ngoài ra, với hơn 80 năm đi tiên phong trong dịch vụ Làm thủ tục hải quan (Customs Brokerage), đội ngũ UPS được trang bị những kinh nghiệm chuyên môn và chiều sâu nguồn lực cần thiết để xử lý những thủ tục và yêu cầu đặc biệt của hải quan trong quá trình vận chuyển như: xử lý nhập cảnh đặc biệt, xử lý nhập cảnh yêu cầu giấy phép thị thực từ nước xuất khẩu, hỗ trợ ký quỹ nhập khẩu tạm thời, điều phối hoàn trả thuế nhập khẩu, và chuẩn bị kê khai xuất khẩu.
Thông điệp mà người tiêu dùng châu Âu muốn gửi đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở đây khá rõ ràng – số lượng đơn đặt hàng qua nền tảng thương mại điện tử tăng vọt yêu cầu chất lượng sản phẩm và tính bền vững trong mô hình kinh doanh phải được nâng cao. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Việt Nam nếu muốn tăng thị phần tại các nước EU cần phải hiểu rõ thị trường, cũng như lựa chọn các dịch vụ vận chuyển hàng hóa, dịch vụ logistics uy tín, nhằm đáp ứng được thị hiếu và mong muốn của khách hàng tại thị trường này.
Nguồn: Báo doanhnghiepthuonghieu