Lái xe qua vùng có nguy cơ sạt lở cần chú ý điều gì?

Lái xe qua vùng có nguy cơ sạt lở cần chú ý điều gì?

Nhiều cung đường ở các tỉnh vùng cao thường có nguy cơ sạt lở, lũ cuốn. Khi bất đắc dĩ phải lái xe qua những cung đường này, bác tài cần bỏ túi sẵn kinh nghiệm để giữ an toàn.

Sạt lở đất là một trong những thảm họa địa chất thường gặp trong mùa mưa. Một số ngọn núi bị nước mưa ngấm vào, đá và đất xốp trên bề mặt dễ bị lở đất, đặc biệt sau khi mưa liên tục kéo dài sẽ dễ xảy ra lở đất hơn.

Tài xế cần lưu ý những gì khi lái xe qua vùng đất lở?

Nghe ngóng tin tức sụt lở ở các khu vực đèo, đồi núi

Trước khi bắt
đầu hành trình, bác tài nên tìm hiểu thông tin trên cung đường mình đi, các vị
trí đã từng xảy ra sạt lở để tránh và lựa chọn cung đường khác nếu có thể.

Kiểm tra phụ tùng trên xe

Lốp dự
phòng, bộ phụ tùng tháo lắp lốp, bơm điện, cáp cứu hộ, áo phao cá nhân, đồ cứu
thương… cần phải được kiểm tra, chuẩn bị kỹ càng trước khi lên đường. Ngoài ra,
bạn cũng cần kiểm tra thêm về hệ thống phanh, ắc quy,… chuẩn bị sẵn số điện
thoại cứu hộ gần nhất ở khu vực mà mình sẽ đi qua.

Tuân thủ các biển cảnh báo lở đất

Chú ý đến các
biển báo và dấu hiệu cảnh báo cho biết nguy cơ lở đất. Chúng có thể bao gồm các
dấu hiệu xói mòn, vết nứt trên sườn dốc hoặc rào chắn do chính quyền dựng lên.
Tôn trọng các cảnh báo này và tránh xa những khu vực có nguy cơ lở đất cao.

Ảnh minh họa

Trong trường
hợp lái xe gặp những cung đường sạt lở đất, lúc này lái xe cần xuống thăm dò,
xem lượng đất sạt lở cao tới đâu bánh xe, có thể cho xe vượt qua hay không. Từ
đó đưa ra quyết định đi tiếp hay dừng lại, tránh để sa lầy vào tình thế tiến
thoái lưỡng nan, có thể gây hậu quả nghiêm trọng.

Trên các
cung đường núi đá, chủ xe cần chú ý đến rung động của mặt đường và những tiếng
động lớn. Nếu nhận thấy trên mặt đường có những tảng hoặc vụn đá nhỏ cần đặc biệt
lưu ý vì những vị trí này nguy cơ sạt lở rất cao.

Kỹ năng lái xe an toàn

Khi cho xe
đi qua đoạn đường có nguy cơ, cần về số 1, đi từ từ, thận trọng và giữ ga hợp
lý. Nếu xe có 2 cầu trở lên thì phải cài tất cả các cầu. Áo phao vẫn nên mặc sẵn.

Sau khi xác
định hướng đi an toàn nhất, bạn cần di chuyển với tốc độ chậm và đánh lái nhẹ
theo hướng muốn di chuyển. Không lái quá nhanh, giữ vô lăng bằng hai tay tránh
trường hợp nền đường có đất đá tác động lên các góc bánh xe chạm mặt đất làm
thay đổi hướng đi.

Ảnh minh họa

Với đoạn đường
đèo dốc cua liên tục, mặt đường xấu nên chọn vị trí “đặt bánh” an toàn, chắc chắn
không bị sạt lở. Việc quan sát và đi theo vệt bánh xe trước sẽ giúp bạn di chuyển
an toàn hơn.

Khi đi xuống
dốc, bạn cần đặc biệt bình tĩnh, cho xe chạy số thấp để dễ dàng quan sát đường,
tránh vị trí gần rìa đường, mép vực. Giữ thẳng lái, rà phanh để xe từ từ bò xuống
gốc. Nếu tới vị trí tiếp theo là đường lên dốc, vẫn giữ nguyên cấp số, mới ga để
xe lăn bánh dễ dàng. Với xe số tự động, hãy chuyển sang chế độ M (manual) để
đưa về cấp số thấp.

Sau khi xe
chạy qua vùng nguy hiểm, cần cẩn trọng kiểm tra lại xe xem gầm và các bánh có bị
dính vật lạ gì hoặc rơi rớt bộ phận gì hay không để kịp thời kiểm tra và xử lý.

Bạn cũng có thể thích