Kỷ cương, kỷ luật, dám nghĩ, dám làm – trọng tâm trong định hướng hành động STAMEQ

Theo đó, về kỷ cương, kỷ luật, nhất quán trong thực thi công vụ, ông Trần Đức Thắng – Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Tài chính nhận định, hiện nay vẫn còn tình trạng né tránh, đùn đẩy công việc; nể nang, ngại va chạm; Phối hợp trong xử lý công việc chưa chặt chẽ, chưa kịp thời, ý kiến không có chứng kiến; Còn tình trạng chậm tiến độ, chất lượng chưa đáp ứng yêu cầu; Chấp hành nội quy, quy chế làm việc chưa nghiêm.

Cũng theo ông Thắng, nguyên nhân dẫn đến thực trạng này là do lãnh đạo đơn vị chỉ đạo chưa quyết liệt; tính kỷ luật chưa cao; năng lực quản lý điều hành hạn chế; Tâm lý sợ trách nhiệm; chịu sự tác động từ bên ngoài, tác động từ quyền và lợi ích; Khối lượng công việc nhiều; thời gian xử lý công việc ngắn, gấp.

Đưa ra giải pháp giải quyết vấn đề, ông Thắng cho hay, cần đề cao trách nhiệm người đứng đầu và trách nhiệm cá nhân trong xử lý công việc và thực hiện chỉ đạo; Tuyên truyền, quán triệt tăng cường chấp hành kỷ cương, kỷ luật, khắc phục tình trạng né tránh, đùn đẩy, sợ trách nhiệm; Rà soát điều chỉnh quy chế làm việc, quy chế phối hợp phù hợp với nhiệm vụ, thực tiễn; thực hiện nghiêm chế độ thủ trưởng và thứ bậc trong thực thi nhiệm vụ; Cụ thể hóa quyền hạn, trách nhiệm của tập thể, cá nhân trong từng khâu; nhất quán trong lời nói và hành động; nói đi đôi với làm; Tích cực, chủ động đối thoại với các bên liên quan để phối hợp, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thực hiện nhiệm vụ; Tăng cường kiểm tra, giám sát thực hiện nhiệm vụ; biểu dương, khen thưởng hoặc xử lý, nhắc nhở kịp thời.

Ông Trần Đức Thắng – Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Tài chính, Tổng cục TCĐLCL điều hành chuyên đề hành động STAMEQ.

Về đổi mới, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì sự phát triển của STAMEQ với thực trạng hiện nay là một số quy định, chính sách chưa hoàn thiện, còn chồng chéo, mâu thuẫn hoặc chưa thống nhất; Nhiều vấn đề mới phát sinh, chưa có tiền lệ, chưa có quy định… dễ bị lợi dụng để làm trái, trục lợi; Lãnh đạo còn e ngại, chưa mạnh dạn cải tiến, đổi mới; một số công chức, viên chức, người lao động còn thơ ơ, vô cảm, sợ trách nhiệm.

Nguyên nhân dẫn đến vấn đề này là do chậm thay đổi, cập nhật kiến thức, chưa tập trung trong xử lý công việc; Chưa có cơ chế, chính sách khuyến khích cán bộ và cơ chế bảo vệ cán bộ trong trường hợp năng động, sáng tạo, dám làm vì phát triển chung khi có sai sót; Thiếu niềm tin, ngại khó, ngại khổ, ngại học tập, nghiên cứu.

Đưa ra giải pháp, ông Thắng cho hay, cần tuyên truyền, quán triệt nâng cao ý thức, trách nhiệm trong cải cách, đổi mới tư duy; Người đứng đầu thực sự nêu gương, truyền cảm hứng và niềm tin trong đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm; Chủ động học tập/tiếp cận thông tin mới, thành tự mới của thế giới để nghiên cứu, đề xuất cách làm phù hợp với thực tiễn Việt Nam; Thay thế hoặc điều chuyển công chức, viên chức, người lao động không dám làm, né tránh, làm việc cầm chừng hoặc sợ trách nhiệm; Thực hiện tốt Nghị định số 73/2023/NĐ-CP ngày 29/9/2023 của Chính phủ về khuyến khích, bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung.

Hiệu quả, chính xác, minh bạch trong thực thi nhiệm vụ với thực trạng hiện nay là thái độ, trách nhiệm công việc hời hợt, làm cho xong việc; xử lý công việc chậm; Đánh giá công chức, viên chức, người lao động còn mang tính hình thức, chưa đúng chất lượng; Kỹ năng xử lý công việc hạn chế, chưa minh bạch thông tin trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

Nguyên nhân do trình độ chuyên môn, nghiệp vụ còn hạn chế; thủ trưởng đơn vị xem nhẹ công tác đào tạo kỹ năng cho công chức, viên chức, người lao động; Chưa có hình thức động viên, khen thưởng kịp thời (theo tháng, quý); Sắp xếp thời gian, công việc chưa hợp lý dẫn đến chồng chéo; kỹ năng xử lý công việc hạn chế; Nghiên cứu chưa kịp thời, đầy đủ các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước.

Về giải pháp, phát huy vai trò, trách nhiệm, tính tiên phong, gương mẫu của người đứng đầu; Phân cấp, phân quyền, xác định rõ trách nhiệm tập thể, cá nhân; Triển khai công việc đúng quy định, sát thực tế tại đơn vị đảm bảo tiết kiệm thời gian, kinh phí; đặt hiệu quả công việc lên hàng đầu, không phô trương, hình thức;

Sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn; đào tạo chuyên môn, kỹ năng xử lý công việc tránh chồng chéo và thường xuyên rà soát, đánh giá hiệu quả công việc; Xây dựng kế hoạch dài hạn, trung hạn, hàng năm và cụ thể hóa trách nhiệm từng tổ chức, cá nhân trong từng khâu, quy trình xử lý đảm bảo đúng thẩm quyền, xử lý công việc nhanh chóng, kịp thời, chính xác; Công khai, minh bạch trong quản lý điều hành, đánh giá kết quả công việc; ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý điều hành và xử lý công việc.

Thảo luận tại chuyên đề này, ông Nguyễn Phú Quốc – Giám đốc Trung tâm Kỹ thuật TCĐLCL 3 cho biết, phần nguyên nhân cần phân biệt rõ nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan, để khi đưa ra giải pháp có thể làm rõ hơn. Hơn nữa, trong các giải pháp cần đưa thêm phần áp dụng công nghệ thông tin nhiều hơn, sử dụng các công cụ quản lý như các phần mềm quản lý, phần mềm báo cáo,…

Ông Triệu Việt Phương – Phó Viện trưởng Viện Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam cũng dẫn chứng, nguyên nhân chủ quan là do thiếu nhân lực có chuyên môn trình độ phù hợp, ngoài ra, nguyên nhân khách quan là một số công việc đề nghị phối hợp lấy ý kiến không đúng với quần chúng, làm cho việc xử lý trở nên khó khăn. Ông Phương cũng đề xuất thêm giải pháp là tuyển dụng nhân sự, đào tạo bồi dưỡng con người, bên cạnh đó, xây dựng văn hóa công sở, công vụ trung thực, khách quan, tỉ mỉ, chính xác,…

Nhóm thảo luận chuyên đề thu hút đông đảo cán bộ công chức, viên chức và người lao động tham dự.

Theo ông Đoàn Thanh Thọ – Vụ trưởng Vụ Pháp chế Thanh tra, liên quan đến kỷ cương, kỷ luật, thực hiện nghiêm túc quy định của pháp luật, chỉ đạo điều hành từ trên xuống dưới, chính vì triển khai công tác sẽ nhìn nhận thực trạng đã nghiêm túc thực hiện quy định của pháp luật hay chưa, trên cơ sở đó xác định được triển khai vấn đề gì. Nguyên nhân khi giao việc cho cá nhân hoặc từng cấp thực hiện, kế hoạch giao việc chưa cụ thể, có phần chung chung, trên tinh thần đó cần đổi mới bằng cách giao việc cụ thể, chi tiết, để triển khai cụ thể trong năm, trong quý, trong tháng. Trên cở sở đó, việc kiểm tra, giám sát, đánh giá sẽ được đảm bảo sát hơn và chủ động hơn.

Bên cạnh đó, ông Thọ cũng đưa ra giải pháp đẩy mạnh công tác phân cấp, phân quyền nếu hoạt động tốt sẽ giảm bớt gánh nặng cấp trên, tăng trách nhiệm cho cấp dưới

Tại phần thảo luận, đại diện Vụ Đo lường cũng chia sẻ thêm, cần bổ sung phần dám kiến nghị và đề xuất. Thực tế cho thấy phương diện cơ quan quản lý luôn ở ranh giới đối với quy định hiện hành nếu khi thực hiện mà có tính chất đổi mới sẽ thành vi phạm, chính vì vậy, phân biệt cái gì thuộc định mức có thể kiến nghị, đề xuất đổi mới. Cùng với đó, cần phân công, phân nhiệm trong công việc rõ ràng, những biểu hiện nể nang, đùn đẩy trách nhiệm cần được chỉ rõ, bên cạnh đó, có nhiều trường hợp công việc đòi hỏi sự phân công và phối hợp của rất nhiều đơn vị, cần đầu mối để tổng quát và đúng địa chỉ, như vậy cũng thể hiện được hành động dám nghĩ, dám làm.

Hà My

Nguồn: Tạp chí điện tử chất lượng Việt Nam

Bạn cũng có thể thích