Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp đạt hơn 15 tỷ USD

Trong đó, có 18 mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch tỷ USD, chiếm 84% tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa của nền kinh tế.

Đáng chú ý, có ba mặt hàng đã đạt giá trị từ 10 tỷ USD trở lên, lần lượt là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện với 18,8 tỷ USD, tăng 34% so với cùng kỳ năm trước; điện thoại và linh kiện với 16,1 tỷ USD, tăng 5,6%; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác đạt 12,6 tỷ USD, tăng 10%.

Ảnh minh họa (Ảnh: Internet)
Ảnh minh họa (Ảnh: Internet)

Theo tổng hợp từ số liệu hải quan, lũy kế tới 15/4, tổng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông nghiệp của cả nước đã đạt giá trị gần 15,1 tỷ USD, tăng thêm hơn 2,2 tỷ USD so với giá trị được Tổng cục Hải quan ghi nhận tới hết quý I/2024.

Tính riêng nhóm nông, lâm, thủy sản xuất khẩu, tới giữa tháng 4, giá trị xuất khẩu nhóm này của Việt Nam đã đạt trên 10,6 tỷ USD, tăng hơn 20% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, có 4 mặt hàng đạt kim ngạch từ 1 tỷ USD trở lên, bao gồm thủy sản đạt 2,32 tỷ USD, tăng 6,2% so với cùng kỳ năm trước; cà phê đạt 2,23 tỷ USD, tăng 56%; gạo đạt 1,74 tỷ USD, tăng 39%; hàng rau quả đạt 1,55 tỷ USD, tăng 32%.

Trước đó, theo báo cáo của Bộ NN-PTNT, trong quý I/2024, tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản cả nước ước đạt 13,53 tỷ USD, tăng 21,8% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, nông sản xuất khẩu đạt 7,46 tỷ USD, tăng 31,1%; nhóm lâm sản đạt 3,61 tỷ USD, tăng 18,8%; thủy sản 1,86 tỷ USD, tăng 1,9%; chăn nuôi đạt 113 triệu USD, tăng 4,8%…

Nguồn: Tổng cục Hải quan.
Nguồn: Tổng cục Hải quan.

Mục tiêu quý II/2024, toàn ngành đạt mức tăng trưởng giá trị gia tăng 3,37% và phấn đấu tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt từ 14 – 14,5 tỷ USD.

Để nông nghiệp tiếp tục tăng trưởng và đạt mục tiêu đề ra, Bộ NN-PTNT đã chỉ đạo, trong tháng 4 và các tháng tiếp theo, các địa phương cần theo dõi sát tình hình thế giới, tình hình biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn trong nước; do nguồn cung hàng hóa trong tháng 4 và quý II/2024 có nhiều sản phẩm vào vụ thu hoạch nên cần có thị trường tiêu thụ.

Theo đó, các địa phương cần xây dựng kế hoạch sản xuất cụ thể, đặc biệt là kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa; phát triển thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu; theo dõi nắm bắt tình hình giá cả, nguồn cung mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu; thúc đẩy chế biến tiêu thụ nông sản vào vụ thu hoạch.

Theo số liệu công bố mới nhất của Tổng cục Hải quan, lũy kế từ đầu năm đến 15/4/2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đã đạt 208,9 tỷ USD, tăng 16,2% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, xuất khẩu đạt hơn 107,8 tỷ USD, nhập khẩu đạt 101,1 tỷ USD. Với kết quả trên, Việt Nam ghi nhận giá trị xuất siêu 6,7 tỷ USD.

Nguồn: Báo doanhnghiepthuonghieu

Bạn cũng có thể thích