Kiến trúc Việt Nam trong dòng chảy phát triển và hội nhập

Kiến trúc Việt Nam trong dòng chảy phát triển và hội nhập

Những góc nhìn, vai trò của đơn vị trong dòng chảy hội nhập và phát triển, trong việc tạo lập hay ghi dấu ấn bản sắc của thời đại kiến trúc mới, đảm bảo tính nghiên cứu, kế thừa và phát huy những giá trị kiến trúc truyền thống Việt Nam.

Trước thềm sự kiện Triển lãm quốc tế EXPO kiến trúc 2023, Tạp chí Kiến trúc Việt Nam đã có cuộc trao đổi với PGS.TSKT Mai Thị Liên Hương – Viện trưởng Viện Kiến trúc Quốc gia (Bộ Xây dựng) về những góc nhìn, vai trò của đơn vị trong dòng chảy hội nhập và phát triển, trong việc tạo lập hay ghi dấu ấn bản sắc của thời đại kiến trúc mới, đảm bảo tính nghiên cứu, kế thừa và phát huy những giá trị kiến trúc truyền thống Việt Nam.Trân trọng giới thiệu tới bạn đọc!

Kiến trúc Việt Nam trong dòng chảy phát triển và hội nhập - Tạp chí Kiến trúc Việt Nam
PGS.TSKT Mai Thị Liên Hương – Viện trưởng Viện Kiến trúc Quốc gia (Bộ Xây dựng)

PV:Thưa Việntrưởng, sự kiện Triển lãm quốc tế EXPO kiến trúc 2023 sắp diễn ra vào đầu tháng 9/2023 đang được các nhà hoạch định, cũng như cộng đồng giới kiến trúc sư trong và ngoài nước quan tâm. Bà nghĩ sao về tín hiệu tích cực này?

PGS.TSKT Mai Thị Liên Hương: Như chúng ta đã biết, Văn kiện Đại hội XIII của Đảng đã đề ra 3 khâu đột phá chiến lược. Trong đó, lĩnh vực kiến trúc quốc gia có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.

Có thể thấy rằng, sự phát triển mọi mặt của xã hội đều có sự xuất hiện của nhiều hình thái kiến trúc, kiến trúc đã thực sự là hạt nhân của các hoạt động tổng thể, phản ánh rõ tình hình kinh tế – xã hội và đặc biệt là văn hóa – môi trường ở mỗi quốc gia.

Đặc biệt, thời điểmViệt Nam hiện nay đang tiếp tục chú trọng hướng tớiđẩymạnhphát triển về văn hóa, kiến trúc;lấy văn hóa làm động lực và nền tảng phát triển xã hội;đẩy mạnh công nghiệp văn hóa…Tất cảcho thấy vai trò và vị thế kiến trúc ở mỗi quốc gia đều có tầm quan trọng đặc biệt.

Viện Kiến trúc quốc gia trực thuộc Bộ Xây dựng, có vai trò nghiên cứu chiến lược quốc gia về lĩnh vực kiến trúc. Với ý nghĩa và tầm quan trọng của lĩnh vực kiến trúc quốc gia trong phát triển kinh tế- xã hội mà Đảng, Chính phủ đã khẳng định thì Viện luôn nhận thấy nghĩa vụ và trọng trách của mình trong nhiệm vụ đảm nhận.

Kiến trúc Việt Nam trong dòng chảy phát triển và hội nhập - Tạp chí Kiến trúc Việt Nam

Tại sự kiện Hội nghị và triển lãm quốc tế lần này, Viện là đơn vị đồng tổ chức thực hiện cùng UBND tỉnh Kiên Giang, UBND TP. Phú Quốc, Vụ Hợp tác quốc tế, Vụ Quy hoạch – Kiến trúc, Viện Vật liệu Xây dựng…và các đơn vị liên quan, với mục tiêu cùng hướng tới, tạo một diễn đàn quốc tế trên con đường truyền tải những dấu ấn kiến trúc, thông điệp về bản sắc kiến trúc Việt Nam. Đồng thời, thể hiện những mục tiêu quản lý và phát triển đô thị bền vững; khả năng thích ứng với công nghệ, chuyển đổi số; tạo cơ hội hợp tác trong lĩnh vực kiến trúc xây dựng giữa Việt Nam và các nước trên thế giới

Với 2 phiên hội thảo chuyên đề do Viện Kiến trúc Quốc gia thực hiện tập trung vào các chủ đề: “Phát triển kiến trúc bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu”, “Vai trò của vật liệu, công nghệ trong tạo lập không gian sống sẽ đi sâu bàn luận, trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm về quy hoạch, phát triển nhà ở bền vững; các giải pháp công nghệ vật liệu; phát triển nền kiến trúc quốc gia với đề cao giá trị bản sắc; thúc đẩy tiến trình xây dựng hạ tầng kiến trúc, tạo dựng không gian sống, làm việc tiện nghi, bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu.

Bên cạnh hội nghị, hội thảo chuyên ngành là Triển lãm kiến trúc, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp của Việt Nam và quốc tế tham gia giới thiệu, quảng bá sản phẩm mới và mở rộng hệ thống phân phối một cách hiệu quả. Triển lãm sẽ là những trải nghiệm về công nghệ liên quan trực tiếp đến lĩnh vực kiến trúc, thiết kế nhà ở, công trình công cộng…

tm-img-alt
Bảo tàng Hoàng thành Thăng Long

PV:Vậy, theo Viện trưởng,sự kiện có ý nghĩa như thế nào đối với vấn đề hội nhập và phát triển kiến trúc Việt Nam hiện nay?

PGS.TSKT Mai Thị Liên Hương:

Nói về vấn đề hội nhập và phát triển kiến trúc Việt Nam hiện nay trước tiên phải nói đến Luật Kiến trúc. Luật Kiến trúc ra đời không chỉ giúp nâng cao vai trò quản lý, định hướng phát triển kinh tế – xã hội mà còn góp phần định hướng bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa; là một bước ngoặt, khởi đầu cho một giai đoạn phát triển mới của nền kiến trúc Việt Nam. Đồng thời, Luật Kiến trúc là cơ sở pháp lý quan trọng để thúc đẩy hoạt động đổi mới, sáng tạo của kiến trúc sư, tạo tiền đề phát triển kiến trúc Việt Nam trong giai đoạn mới.

Luật Kiến trúc xác định nguyên tắc bảo tồn, kế thừa, phát huy các giá trị kiến trúc truyền thống, tiếp thu có chọn lọc tinh hoa kiến trúc thế giới; Xây dựng nền kiến trúc Việt Nam tiên tiến, hiện đại, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc; Thúc đẩy hợp tác quốc tế về kiến trúc trong nghiên cứu khoa học, ứng dụng, chuyển giao công nghệ và trao đổi thông tin về kiến trúc; Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực về kiến trúc; Thực hiện các hoạt động kiến trúc; Thừa nhận lẫn nhau về hành nghề kiến trúc…

Kiến trúc Việt Nam trong dòng chảy phát triển và hội nhập - Tạp chí Kiến trúc Việt Nam
Dự án Tháp Chuông chùa Hạ (chùa Chuông)

Với sự tiếp nối của sự kiện Triển lãm Kiến trúc quốc tế EXPO 2023 lần này với chủ đề “Kiến trúc – Tạo lập không gian bền vững cho cộng đồng” có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong đẩy mạnh hội nhập và phát triển nền kiến trúc Việt Nam theo xu hướng quốc tế chung. Cụ thể:

Thứ nhất, tạo ra diễn đàn để chia sẻ và trao đổi cùng các chuyên gia đầu ngành trong và ngoài nước thông qua những hội thảo nhằm thảo luận và đề xuất các giải pháp, sáng kiến về công nghệ, ứng dụng khoa học vật liệu, thiết kế công trình, quy hoạch và hạ tầng đô thị – nông thôn; các giải pháp kiến trúc hiện đại được áp dụng cho nhà ở và bảo tồn di sản; giải pháp chống chịu tác động của thiên tai và biến đổi khí hậu để định hướng quy hoạch phát triển bền vững.

Thứ hai, thúc đẩy mục tiêu xây dựng phát triển kiến trúc Việt Nam hiện đại, bền vững, giàu bản sắc, đáp ứng kịp thời yêu cầu phát triển văn hóa trở thành nền tảng tinh thần trong công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước gắn với bảo vệ vững chắc Tổ quốc đã được xác định tại Quyết định số 1246/QQĐ-TTg ngày 19/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Định hướng Phát triển kiến trúc Việt Nam đến năm 2030 tầm nhìn đến 2050”.

Thứ ba, thúc đẩy chuyển đổi số trong lĩnh vực kiến trúc; các công trình kiến trúc bảo đảm tiêu chí về bảo vệ môi trường, cân bằng sinh thái; sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, đất đai, tiết kiệm năng lượng; có giải pháp phòng, chống thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu; đúc kết kinh nghiệm, góp phần bảo tồn, kế thừa và phát huy các giá trị kiến trúc truyền thống.

Thứ tư, lĩnh hội, giao lưu quốc tế trong phát triển kiến trúc bảo đảm giữ được bản sắc, hài hòa với điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường, trình độ khoa học, kỹ thuật; bảo đảm tính thống nhất trong việc quản lý từ không gian tổng thể đến không gian cụ thể của công trình kiến trúc; bảo đảm kết hợp hài hoà giữa quá khứ với hiện tại; có dự báo hợp lý trong tương lai, phòng chống thiên tai, dịch bệnh và biến đổi khí hậu.

Thứ năm, đẩy mạnh hội nhập và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực kiến trúc; tổ chức các hoạt động xúc tiến, mở rộng, phát huy các mối quan hệ, liên kết nhằm tăng cường quảng bá, giới thiệu về kiến trúc Việt Nam; thu hút đầu tư, xây dựng và nâng cao vị thế công nghiệp văn hóa Việt Nam trong lĩnh vực kiến trúc trên trường quốc tế.

Kiến trúc Việt Nam trong dòng chảy phát triển và hội nhập - Tạp chí Kiến trúc Việt Nam
Trung tâm hành chính tỉnh Cao Bằng

PV:Nhưvậy,thông qua sự kiện quốc tế này, Viện trưởngcó thể chia sẻ thêmnhững thông điệp gì?

PGS.TSKT Mai Thị Liên Hương: Trước tiên, tôi muốn nói về vấn đề bản sắc Kiến trúc truyền thống Việt Nam. Kế thừa và phát huy kiến trúc truyền thống phù hợp, thích ứng với điều kiện tự nhiên, môi trường của Việt Nam, phù hợp với văn hóa dân tộc, văn hóa vùng – miền, con người Việt Nam luôn được trú trọng. Do đó, việc tạo lập bản sắc kiến trúc hay việc ghi dấu ấn bản sắc của thời đại kiến trúc mới luôn được tiếp nối, phát triển. Tạo lập kiến trúc mới trong mỗi thời đại cần bắt nguồn từ nghiên cứu, kế thừa và phát huy những giá trị kiến trúc truyền thống Việt Nam.

Tiếp đến, về vấn đề quản lý và phát triển đô thị bền vững, thể hiện khả năng thích ứng cao với công nghệ chuyển đổi số hiện nay, đặt ra các mục tiêu trong kiến trúc – quy hoạch về việc góp phần giảm phát thải khí nhà kính, thích ứng biến đổi khí hậu… Bên cạnh đó là việc kết hợp, song hành những mục tiêu hướng tới: Kinh tế – Văn hóa – Môi trường; đô thị phát triển hướng tới đô thị xanh – thông minh nhưng vẫn giữ được bản sắc riêng, phát triển hài hòa cũng như kết nối giữa các đô thị, các thành phần kiến trúc cổ – cũ – mới; Tạo lập nền tảng quản lý và phát triển là chuyển đổi số, big data… phục vụ cho chất lượng sống của con người trong đô thị…

Chúng ta luôn mong muốn tạo dựng không gian bền vững cho cộng đồng, phát triển không gian công cộng với đầy đủ chất lượng, tiện nghi – hướng tới kiến trúc hạnh phúc; kết nối con người, góp phần giải quyết các vấn đề xã hội như: tăng hoạt động thể chất, hưởng thụ nghệ thuật, truyền tải thông điệp cần hướng tới giúp xã hội ngày càng tốt đẹp hơn… Vì vậy, để có được những không gian đó cần được tạo dựng bởi chính con người nơi đây, giới kiến trúc – quy hoạch cùng với sự tiếp cận khoa học – kỹ thuật, sự sáng tạo kết nối vật liệu truyền thống với công nghệ mới, cũng như khai thác tinh hoa các nước.

Trân trọng cảm ơn Viện trưởng về những chia sẻ hữu ích!

Nguồn: Báo Môi Trường và Đô Thị

Bạn cũng có thể thích