Kiên Giang: Thúc đẩy hình thành và phát triển doanh nghiệp KH&CN và tổ chức KH&CN
Theo đó, mục đích cụ thể hóa nội dung Chương trình phát triển thị trường khoa học và công nghệ (KH&CN) quốc gia đến năm 2030 phù hợp với tình hình thực tiễn của tỉnh Kiên Giang. Đảm bảo việc triển khai Chương trình kịp thời, đồng bộ, hiệu quả, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị, địa phương;
Huy động tối đa mọi nguồn lực để hình thành và phát triển thị trường KH&CN, nhằm nâng cao giá trị giao dịch hàng hóa KH&CN, phát triển tổ chức trung gian thị trường KH&CN và doanh nghiệp KH&CN, đẩy mạnh việc khai thác, chuyển giao, ứng dụng có hiệu quả các kết quả nghiên cứu KH&CN góp phần phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh Kiên Giang.
Mục tiêu chung là thúc đẩy hình thành và phát triển doanh nghiệp KH&CN và tổ chức KH&CN để tham gia nghiên cứu và chuyển giao công nghệ, sản xuất, kinh doanh các sản phẩm từ kết quả KH&CN; Tạo môi trường tiêu thụ cho hàng hóa công nghệ, thương mại hóa các kết quả nghiên cứu triển khai; phát triển và nâng cao chất lượng các dịch vụ thử nghiệm, kiểm định, đo lường, chất lượng, tư vấn KH&CN, sở hữu trí tuệ; Thúc đẩy hoạt động KH&CN, phong trào sáng kiến, sáng tạo, nâng cao trình độ công nghệ sản xuất trên địa bàn tỉnh; xây dựng đội ngũ nhân lực KH&CN có tính năng động, tích cực tham gia vào thị trường KH&CN; Khuyến khích hình thành Quỹ phát triển KH&CN của doanh nghiệp; có chính sách ưu đãi các doanh nghiệp trong tỉnh hợp tác, liên doanh liên kết với bên ngoài trong việc đầu tư vào nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ.
Mục tiêu cụ thể, đến năm 2025 giá trị giao dịch hàng hóa KH&CN hàng năm tăng bình quân 25% và trên 30% đối với sản phẩm chủ lực, sản phẩm OCOP; Hỗ trợ doanh nghiệp khai thác, quản trị tài sản trí tuệ, phát triển đồng bộ các loại hình dịch vụ về sở hữu trí tuệ, bảo đảm tỷ trọng giao dịch tài sản trí tuệ đạt trên 10%, tỷ trọng giao dịch các công nghệ nhập khẩu từ các nước phát triển đạt 20%; Tỷ trọng giao dịch công nghệ từ các viện nghiên cứu, cơ sở giáo dục đại học, cơ sở đào tạo, các tổ chức, doanh nghiệp KH&CN, doanh nghiệp dẫn đầu của tỉnh Kiên Giang đạt trên 25% trong tổng giao dịch công nghệ có nguồn gốc trong nước; Hình thành và phát triển 02 tổ chức trung gian của thị trường KH&CN: Thành lập 02 tổ chức trung gian, 5 doanh nghiệp KH&CN, 01 cơ sở ươm tạo doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo.
Đến năm 2030, giá trị giao dịch hàng hóa KH&CN hàng năm tăng bình quân 30% và trên 35% đối với sản phẩm chủ lực, sản phẩm OCOP. Tỷ trọng giao dịch tài sản trí tuệ đạt trên 20%, tỷ trọng giao dịch các công nghệ nhập khẩu từ các nước phát triển đạt 35%. Tỷ trọng giao dịch công nghệ từ các viện nghiên cứu, trường đại học đạt từ 35 – 40% trong tổng giao dịch công nghệ có nguồn gốc trong nước; Phát triển tổ chức trung gian của thị trường KH&CN: Thành lập 06 tổ chức trung gian và 02 mạng lưới tổ chức trung gian chuyên sâu cho 02 ngành hàng xuất khẩu chủ lực; Số hóa các kết quả nghiên cứu, tài sản trí tuệ có tiềm năng thương mại hóa trên thị trường. Hiện đại hóa hệ thống hạ tầng của thị trường KH&CN, kết nối hiệu quả với mạng lưới tổ chức trung gian khu vực và cả nước.
Về nhiệm vụ, giải pháp thực hiện, xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển thị trường KH&CN: Xây dựng cơ chế, chính sách tạo động lực cạnh tranh để thúc đẩy doanh nghiệp tham gia thị trường KH&CN; cơ chế liên thông thị trường KH&CN với các thị trường hàng hóa, dịch vụ, tài chính và lao động; cơ chế đẩy mạnh hợp tác viện, trường – doanh nghiệp; chính sách thương mại hóa, đưa nhanh kết quả nghiên cứu, tài sản trí tuệ vào sản xuất, kinh doanh; Nghiên cứu và đề xuất cơ chế, chính sách thu hút và sử dụng có hiệu quả chuyên gia KH&CN là người nước ngoài và chuyên gia là người Việt Nam ở nước ngoài tham gia hoạt động đổi mới sáng tạo và phát triển thị trường KH&CN của tỉnh.
Thúc đẩy phát triển nguồn cầu của thị trường KH&CN, nâng cao năng lực hấp thụ, làm chủ và đổi mới công nghệ của doanh nghiệp: Tiến hành điều tra, đánh giá trình độ công nghệ sản xuất và nhu cầu đổi mới, chuyển giao công nghệ của các ngành, lĩnh vực sản xuất chính trên địa bàn tỉnh; xây dựng cơ sở dữ liệu về nguồn cầu công nghệ phù hợp nhu cầu kết nối cung cầu công nghệ của địa phương; Khuyến khích doanh nghiệp đầu tư cho nghiên cứu và phát triển; hỗ trợ doanh nghiệp thành lập tổ chức hoạt động KH&CN, thành lập doanh nghiệp KH&CN, nâng cao năng lực hấp thụ công nghệ của doanh nghiệp; Thúc đẩy hợp tác doanh nghiệp – viện, trường, tổ chức hoạt động KH&CN theo hướng đặt hàng công nghệ hoặc hình thành dự án nghiên cứu, ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp KH&CN. Hỗ trợ hoạt động đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp; Hỗ trợ tổ chức, cá nhân đánh giá, định giá, thẩm định giá công nghệ; tìm kiếm, lựa chọn và tiếp nhận, thử nghiệm công nghệ; khai thác, phát triển tài sản trí tuệ; Tạo áp lực cạnh tranh để thúc đẩy doanh nghiệp ứng dụng và đổi mới công nghệ, tăng năng suất lao động. Mở rộng và nâng cao hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn sản phẩm; hài hòa với tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc tế.
Thúc đẩy phát triển nguồn cung của thị trường KH&CN: Cơ cấu lại các chương trình, nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh theo hướng lấy doanh nghiệp làm trung tâm, gắn với chuỗi giá trị sản phẩm, tạo giá trị gia tăng, nâng cao chất lượng và số lượng nguồn cung hàng hóa KH&CN trên thị trường; Triển khai các biện pháp thúc đẩy ứng dụng, chuyển giao công nghệ; khuyến khích việc chuyển giao, giải mã các công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ sạch, ưu tiên công nghệ từ các nước phát triển, có tiềm năng tác động lớn và lan tỏa, ưu tiên các ngành, lĩnh vực có thể mạnh của tỉnh; Hỗ trợ thương mại hóa kết quả nghiên cứu, tài sản trí tuệ; ưu tiên hỗ trợ các kết quả nghiên cứu, tài sản trí tuệ đáp ứng nhu cầu phát triển công nghiệp phụ trợ, cơ giới hóa, chế biến sâu trong nông nghiệp, phục vụ yêu cầu phát triển địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn; Phát triển mạng lưới chuyên gia người Việt Nam ở nước ngoài, chuyên gia KH&CN nước ngoài tham gia hoạt động đổi mới sáng tạo và phát triển thị trường KH&CN.
Ảnh minh họa.
Phát triển các tổ chức trung gian của thị trường KH&CN: Hình thành và phát triển các tổ chức trung gian của thị trường KH&CN trên các lĩnh vực công nghệ, sở hữu trí tuệ, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và tiêu chuẩn – đo lường – chất lượng, góp phần thúc đẩy phát triển thị trường KH&CN; Nâng cao năng lực hoạt động các tổ chức trung gian của thị trường KH&CN, tổ chức hoạt động KH&CN, doanh nghiệp KH&CN gắn với việc phát triển các sản phẩm hình thành từ kết quả nghiên cứu KH&CN. Khuyến khích, hỗ trợ phát triển tổ chức trung gian của thị trường KH&CN thuộc khu vực tư nhân; Phát triển mạng lưới tổ chức trung gian trên cơ sở kết nối các sàn giao dịch công nghệ, các tổ dịch vụ KH&CN tại các viện nghiên cứu, trường đại học, doanh nghiệp với các trung tâm ứng dụng, chuyển giao tiến bộ KH&CN.
Tăng cường hoạt động xúc tiến thị trường KH&CN: Phối hợp tổ chức các sự kiện xúc tiến thị trường KH&CN trong và ngoài tỉnh; quảng bá thị trường KH&CN và đổi mới sáng tạo; lồng ghép, phối hợp với các sự kiện xúc tiến thương mại và đầu tư theo cả hai phương thức: Trực tuyến và trực tiếp; Tăng cường xúc tiến thị trường KH&CN tại các thị trường có nhiều nguồn cung công nghệ cao, tiên tiến và thân thiện môi trường, các thị trường tiềm năng, phù hợp với tình hình phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh; Xây dựng và triển khai chương trình, dự án hợp tác xúc tiến công nghệ và chia sẻ chuyên gia giữa tổ chức KH&CN trong và ngoài tỉnh; Hỗ trợ doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có công nghệ mới được tạo ra trong nước công bố, trình diễn, giới thiệu, tham gia chợ, hội chợ công nghệ trong nước, ngoài nước.
Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, truyền thông và hội nhập quốc tế về thị trường KH&CN: Đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho các tổ chức trung gian và đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về thị trường KH&CN; Tăng cường công tác truyền thông nhằm nâng cao nhận thức xã hội và quảng bá thành tựu phát triển thị trường KH&CN, đổi mới sáng tạo. Khen thưởng, tôn vinh các tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong hoạt động phát triển thị trường KH&CN; Đẩy mạnh hoạt động hợp tác về thị trường KH&CN, kết nối thị trường KH&CN của tỉnh với thị trường KH&CN trong nước và quốc tế.
Phát triển hạ tầng của thị trường KH&CN: Phát triển đồng bộ hệ thống hạ tầng của thị trường KH&CN; từng bước liên thông, tích hợp với các nền tảng kỹ thuật về thị trường KH&CN trong nước và quốc tế; Kết nối sàn giao dịch công nghệ vùng và chuyên ngành có vai trò đầu mối mạng lưới, hỗ trợ hiệu quả cho các tổ chức trung gian khác thực hiện các dịch vụ tư vấn, môi giới về thị trường KH&CN.
An Hạ