Kiến ba khoang đốt bôi thuốc gì nhanh lành?
Kiến ba khoang đốt bôi thuốc gì nhanh lành?
Kiến ba khoang xuất hiện nhiều vào mùa thu, thời gian vào dịp thu hoạch vụ mùa lúa nên rất nhiều người bị đốt. Vì vậy, nên đến gặp bác sĩ để được kê đơn thuốc bôi điều trị kịp thời.
Chia sẻ với Tri thức trẻ, BS Nguyễn Thành – Bệnh viện Da liễu Trung ương cho biết: “Nhiều người bị dính độc tố của kiến ba khoang nhưng lại tự chẩn đoán mình bị viêm da do zona (giời leo). Theo đó, người ta có xu hướng tự mua thuốc điều trị nhưng bệnh không khỏi mà còn nặng hơn. Điều này xuất phát từ việc chẩn đoán sai, tự ý chữa bệnh không có sự thăm khám và tư vấn của bác sĩ dẫn đến những hậu quả đáng tiếc”.
Những biến chứng nặng có thể gặp do dùng sai thuốc khi bị kiến ba khoang tấn công có thể là nhiễm trùng nặng, bội nhiễm mưng mủ, loang rộng. Do đó, chuyên gia đặc biệt khuyến cáo, để tránh biến chứng cũng như chữa lành nhanh vết thương do kiến ba khoang, bạn cần dùng đúng loại thuốc. Trước đó, bước xử lý nhanh đóng vai trò cũng cực kỳ quan trọng.
Kiến ba khoang là loại côn trùng khá nguy hiểm nên cần bôi đúng loại thuốc đề điều trị (Ảnh minh họa)
Dưới đây là một số loại thuốc thường được dùng để điều trị khi dính nọc độcđược chuyên gia gợi ý:
Hồ nước làm dịu da khi bị dính nọc độc kiến ba khoang
Hồ nước có công dụng giảm viêm sưng, đau trên bề mặt da, làm dịu vùng da tổn thương do kiến ba khoang rất tốt. Với tính sát khuẩn nhẹ, kẽm oxyd có trong hồ nước sẽ phát huy tác dụng tiêu diệt ổ vi khuẩn trên và xung quanh khu vực bị tổn thương.
Với đặc điểm dịu mát, hồ nước đem đến công dụng giảm sưng, viêm và đau, rất phù hợp cho những người bị vết thương do kiến ba khoang tấn công.
Thuốc mỡ chứa corticoid trị kiến ba khoang đốt
Ảnh minh họa
Đối với tình trạng da bị dính độc tố của kiến ba khoang ở mức trung bình và nặng, bạn cần phải bôi thêm thuốc chứa corticoid. Loại thuốc này giúp chống viêm rất hiệu quả. Nên bôi thuốc mỡ chứa corticoid mỗi ngày 4-6 lần để phát huy hiệu quả chữa bệnh tốt nhất.
Uống thêm thuốc kháng histamin trong một số trường hợp
Đối với những trường hợp nặng đặc biệt, bác sĩ có thể kê thêm thuốc uống kháng histamin. Những trường hợp này thường là vết thương có diện rộng, vết thương nặng, có kèm phản ứng dị ứng toàn thân. Trong trường hợp bội nhiễm nặng cũng có khi phải dùng kháng sinh toàn thân.
Ảnh minh họa
Tuy nhiên, giới chuyên gia khuyến cáo, trong từng trường hợp bệnh có thể được điều trị khác nhau tùy mức độ. Do đó, tốt nhất khi bị kiến ba khoang tấn công hoặc nghi ngờ vết thương do kiến ba khoang đốt, bệnh nhân cần nhanh chóng xử lý vết thương sơ bộ. Sau đó nên đến bác sĩ da liễu để được thăm khám và điều trị đúng thuốc. Nhất là khi hiện tượng viêm da do kiến ba khoang tấn công và bệnh zona khá giống nhau.
Ngoài ra, trên Sức khỏe & Đời sống, BS. Nguyễn Tiến Dũng, Trung tâm Chống độc, BV Bạch Ma cho biết: “Khi bị côn trùng đốt, nhất là với kiến ba khoang, cần nhanh chóng tiến hành xử lý vết đốt để tránh da bị tổn thương nặng”.
BS. Nguyễn Tiến Dũng, Trung tâm Chống độc, BV Bạch Mai (Ảnh: Sức khỏe và Đời sống)
Hiện đang là thời điểm kiến ba khoang “vào mùa”, chúng liên tục tấn công ở nhiều khu dân cư, khu chung cư khiến người dân bất an. Để phòng ngừa bị kiến ba khoang và các loại côn trùng khác đốt, BS. Dũng khuyên trong mỗi gia đình nên chuẩn bị sẵn 3 loại: Cồn 70 độ, mỡ corticoid và kem phenaegan. Khi chẳng may bị kiến ba khoang hoặc côn trùng đốt, nếu sơ cứu đúng cách thì những tổn thương trên da sẽ dịu đi rất nhiều. BS. Dũng hướng dẫn lần lượt từng bước:
– Dùng cồn 70 độ rửa sạch vùng da bị thương tổn giúp giảm khó chịu do tổn thương trên da. Với vết thương do kiến ba khoang gây ra, nếu rửa kỹ sẽ giảm đáng kể tình trạng nổi bọng nước do nọc độc của loài kiến này.
– Bôi mỡ corticoid (4-6 lần một ngày).
– Bôi kem phenaegan (8-10 lần một ngày). Chú ý khi bôi thuốc phải miết mạnh ở vùng da bị đốt đến khi thuốc khô, thẩm thấu thuốc sẽ tốt hơn.
Cũng theo BS. Dũng, nếu nhìn thấy kiến ba khoang bám trên người, hay quần áo, đồ đạc trong nhà, người dân không nên dùng tay “giết chết”, chà xát chúng mà nên thổi chúng ra xa, hoặc để một tờ giấy vào cho nó bò lên và lấy nó ra khỏi người. Sau đó rửa sạch vùng da đã tiếp xúc với loài côn trùng này.
Nếu bạn lỡ tay đập hoặc chà xát chúng trên da thì phải nhanh chóng rửa sạch nơi nơi tiếp xúc để hạn chế chất độc. Bởi lẽ, trong dịch cơ thể của kiến ba khoang có chứa pederin – một loại chất độc gây rộp, phỏng da, viêm da.
Khi da người tiếp xúc vào chất tiết của chúng qua những vật dụng nào đó hoặc vô ý đập làm cho chúng chết trên da thì chất độc theo dịch cơ thể chúng tiết ra ngoài, dính vào da người, gây bệnh ngay tại vùng da đó… Khi dính vào da tay, nếu không rửa sạch tay ngay thì vô tình sẽ làm chất độc dính vào chỗ khác trên cơ tTheo đó, BS Dũng cho biết thêm, để phòng chống kiến ba khoang đốt người, Cục Y tế dự phòng khuyến cáo, nếu có sự hiện diện của kiến ba khoang trong khu vực, nên thay đèn huỳnh quang bằng đèn có ánh sáng màu vàng, vì kiến ba khoang rất thích ánh sáng đèn huỳnh quang. Ngăn cản kiến ba khoang vào nhà bằng cách:
– Sử dụng lưới các cửa sổ và cửa ra vào, đóng cửa thường xuyên sau khi ra vào.
– Nên ngủ trong màn.
– Vệ sinh môi trường, phát quang bụi rậm, cây cỏ xung quanh nhà, vì đây là nơi trú ẩn tốt cho loài này.
– Mặc quần áo dài tay khi đi ra ngoài nhà, nhất là ở những vùng gần đồng ruộng, khu dân cư nhiều ánh đèn, gần công trình đang xây dựng. Khi làm việc trên đồng ruộng, nhất là vào mùa thu hoạch, mùa mưa bão, cần chú ý sử dụng các phương tiện bảo hộ lao động như: mặc quần áo dài tay, đội mũ, nón, khẩu trang, đi ủng để tránh tiếp xúc với côn trùng.
Để xử lý triệt để, tránh tình trạng kiến ba khoang lan tràn, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe cộng đồng, khi có đàn kiến ba khoang xuất hiện ở khu dân cư, bà con nên liên hệ ngay với đơn vị y tế chuyên trách (các Viện Sốt rét Ký sinh trùng Côn trùng, các Trung tâm YTDP huyện/thị…) để hướng dẫn và phối hợp xử lý.hể gây viêm da lan toả.