Khu dự trữ sinh quyển thế giới Mũi Cà Mau là nơi có nhiều hệ sinh thái đặc trưng điển hình

Khu dự trữ sinh quyển thế giới Mũi Cà Mau là nơi có nhiều hệ sinh thái đặc trưng điển hình

PGS.TS Nguyễn Đức Khiển –  Thứ ba, 13/09/2022 17:31 (GMT+7)

Khu dự trữ sinh quyển thế giới Mũi Cà Mau là nơi có nhiều hệ sinh thái đặc trưng điển hình như, rừng ngập mặn, sinh thái biển…, mỗi hệ sinh thái đều lưu giữ các nguồn tài nguyên sinh vật, tài nguyên địa chất phong phú có giá trị bảo tồn cao.

tm-img-alt
Nói về địa hình và điều kiện tự nhiên, không nơi đâu đặc biệt bằng Cà Mau. Bởi ngoài biển, rừng U Minh Hạ trù phú còn có rừng ngập mặn Cà Mau với hệ sinh thái đa dạng độc đáo bậc nhất.

Tháng 5/2009 UNESCO công nhận Khu dự trữ sinh quyển thế giới Mũi Cà Mau (tỉnh Cà Mau), với tổng diện tích là 371.506 ha, bao gồm: vùng lõi 17.329 ha, vùng đệm 43.309 ha, vùng chuyển tiếp 310.868 ha. Trong đó, bao gồm các vùng rừng ngập mặn diễn thế nguyên sinh trên đất mới bồi tạo nên bãi sinh đẻ và nuôi dưỡng con non các loài thủy, hải sản cho cả một vùng rộng lớn – Vịnh Thái Lan; các hệ thống chuyển tiếp hệ sinh thái đặc trưng từ rừng ngập mặn sang rừng tràm ngập nước theo mùa và những dấu tích cư dân đầu tiên trên vùng đất cực Nam của Tổ quốc.

Khu dự trữ sinh quyển Mũi Cà Mau - Môi trường Du lịch

Nếu vùng Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) được mệnh danh là miền đất tận cùng phía Nam của tổ quốc, thì tỉnh Cà Mau được xem là vùng đất thuộc về cả cực Nam và cực Tây của vùng ĐBSCL. Cà Mau có tổng diện tích đất liền là 529,88 km2, là tỉnh có diện tích lớn nhất vùng ĐBSCL. Đây là tỉnh ven biển tận cùng phía cực Nam với điểm xa nhất là Mũi Cà Mau, có đến 3 mặt giáp biển, là nơi trung gian giữa biển phía Tây thông ra Vịnh Thái Lan và biển Đông của Việt Nam đi ra Thái Bình Dương.

Khu dự trữ sinh quyển Mũi Cà Mau - Môi trường Du lịch

Vùng đệm khu dự trữ sinh quyển thế giới Mũi Cà Mau có diện tích tự nhiên bao trùm lên một vùng rộng hơn 41.000 ha, trong đó diện tích đất liền khoảng 15.200 ha, diện tích ven biển khoảng 26.600 ha và thay đổi theo sự dao động của thủy triều. Trải qua hàng trăm năm hình thành, nhờ dòng chảy biển mang phù sa, phiêu sinh vật và các chất dinh dưỡng từ sông Cửu Long và vùng biển ven tỉnh Sóc Trăng và Bạc Liêu bồi tụ, Mũi Cà Mau đang là một sản phẩm vô giá của tự nhiên.

Khu dự trữ sinh quyển Mũi Cà Mau - Môi trường Du lịch

Nơi đây có nhiều hệ thực vật chịu ngập mặn như mắm, đước, sú, vẹt… phát triển mạnh mẽ, cung cấp hàng trăm sản vật từ rừng như cây đước làm vật liệu xây dựng, làm củi đốt, làm thuốc… có giá trị kinh tế hàng hóa cao. Đồng thời, rừng ngập mặn ở đây đã tạo nguồn dinh dưỡng, là môi trường sống cho nhiều loài động vật lưỡng cư, loài bò sát, loài nhuyễn thể, loài có vú, linh trưởng… sinh sôi, tạo nên một khu vực có tính đa dạng sinh học phong phú.

Khu dự trữ sinh quyển Mũi Cà Mau - Môi trường Du lịch

Hệ rừng ngập mặn là bức tường tiên phong chặn gió bão, giữ đất và là khu bể chứa cácbon khổng lồ thông qua sinh khối rừng dày đặt, cung cấp ôxy tạo nên bầu không khí trong lành. Ngoài ra, Mũi Cà Mau còn là nguồn cung cấp dịch vụ cho những sản phẩm phi vật chất như giá trị nghiên cứu, tham quan du lịch, cảm hứng cho văn chương, thi ca, hưởng thụ văn hóa hoặc các giá trị lịch sử khác. Về mặt môi trường, Mũi Cà Mau đóng vai trò to lớn trong việc góp phần cân bằng nước, điều hòa khí hậu và hạn chế tác hại của thiên tai.

tm-img-alt
 Đặt trong vị trí địa lý ba mặt giáp biển của Cà Mau có thể thấy ngay vai trò quan trọng hàng đầu của rừng ngập mặn: lá chắn ngăn chặn xâm thực, xói lở. Vì thực tế, mảng rừng phòng hộ ven biển kéo dài từ Bạc Liêu đến Mũi Cà Mau rồi đi dọc sang biển Tây tới cửa biển Khánh Hội huyện U Minh có tổng hiều dài 307 km thì có đến 254km thuộc địa phận tỉnh Cà Mau.

Việc Mũi Cà Mau được công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới đã góp phần quan trọng vào công tác bảo tồn tính đa dạng sinh học của hệ sinh thái rừng ngập nước và bảo tồn các giá trị nhân văn phục vụ mục tiêu phát triển bền vững./.

Nguồn: Báo Môi Trường và Đô Thị

Bạn cũng có thể thích