Không nên xây dựng đập thủy điện trên sông Mekong

Không nên xây dựng đập thủy điện trên sông Mekong

Thiên Sách –  Chủ nhật, 24/10/2021 14:07 (GMT+7)

Sáng 23/10/2021, Hội thảo quốc tế về “Ứng phó với tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH) lưu vực sông Mekông – kêu gọi giải pháp để thích ứng” tổ chức trực tuyến tại Trường Đại học Cần Thơ (TP. Cần Thơ).

Các GS, TS trong và ngoài nước đều có chung nhận định, việc xây dựng hàng loạt đập thủy điện trên sông Mekong như hiện nay là đi ngược lại xu hướng của thế giới

tm-img-alt

Hình ảnh các diễn giả tham gia hội thảo trực tuyến và báo cáo minh họa

BĐKH gây hại nguồn nước, lũ lụt, hạn hán, nước biển dâng, sụt lún đất

PGS.TS Trần Hiếu Trung, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Cần Thơ cho rằng, biến đổi khí hậu toàn cầu ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động của con người. Có rất nhiều hiện tượng thiên nhiên đang diễn ra ở nhiều nơi như những cơn bão xuất hiện ở VN, những hiện tượng cực đoan biến đổi khí hậu diễn ra ở ĐBSCL như hạn hán, sụt lún đất… diễn ra khắc nghiệt hơn và kéo dài

tm-img-alt

Bổ sung nhận định này, PGS. TS Văn Phạm Đăng Trí, Viện Nghiên cứu biến đổi khí hậu, Đại học Cần Thơ cho biết, BĐKH đã đặt ra nhiều thách thức cho ĐBSCL: Ảnh hưởng sự khác biệt nhóm axit, hoạt động cải thiện đất, sự nỗ lực của các nhà KH, chương trình sử dụng đất hợp lý hơn, có những vấn đề liên quan an ninh lương thực, đặc biệt là những thay đổi ở ĐBSCL. “Chúng ta cũng nghiên cứu về sử dụng và cải thiện nguồn nước, cải thiện tưới tiêu, vấn đề đê điều. Có nhiều hoạt động được tiến hành để giải quyết vấn đề về đất và nước, chúng ta đương đầu với các vấn đề mới, chất lượng nguồn nước mặt, sử dụng nguồn nước ngầm, chúng ta thấy sụt lún đất cũng là 1 vấn đề đáng quan tâm. Bản đồ ĐBSCL cho thấy lúa trồng nhiều nơi nhưng gặp vấn đề hạn hán, lũ lụt” -PGS.TS Viện nói.

tm-img-alt

GS. Matthew Anderson thuộc Cục Khảo sát địa chất Mỹ (USGS) cho rằng, việc khai thác nước ngầm, bơm nước ngầm, xây dựng các đập thủy điện ảnh hưởng lớn đến sự giảm sút của lượng nước ngầm. Điều đó ảnh hưởng đến cuộc sống người dân sống dọc dòng sông Mekong. Còn GS Dan Parsons (Đại học Hull – Anh) nhận định, khoảng 4,5% dân số toàn cầu sống ở đồng bằng, sự dâng lên mức nước biển thì gây ra biến đổi khí hậu, sự sụt lún ngày càng tăng và mất đi các lớp trầm tích. “Đồng bằng sông Cửu Long là ví dụ điển hình cho thấy các đồng bằng lớn chịu ảnh hưởng như thế nào từ yếu tố tự nhiên trước áp lực của người. Sông Mekong xả ra diện tích rộng hoảng 75 000km2 và là nơi sinh sống hơn 10 triệu người và cung cấp sinh kế 60 triệu người (cả cộng đồng sông Mekong nói riêng đồng bằng sông Cửu Long). Sự tăng lên của mực nước biển ở mức 2,4m năm 2100, tăng hơn 1 m vào 2100, 1,2 m sụt lún đất, nước biến dâng và sụt lún đất tăng. Trong bối cảnh đó, làm sao cân bằng được các nguy cơ và cách thích ứng về xem xét tăng lên mực nước biển và sụt lún đất?”– GS Dan Parsons nói.

Xây dựng đập thủy điện là đi ngược xu thế

Theo GS Dan Parsons, sự phát triển đập thủy điện thượng nguồn làm tăng 10 lần việc trữ nước trong giai đoạn 2008 – 2025. Các bể trữ nước làm lượng nước trữ lại 10 lần. Khoảng 51 – 100% các lớp trầm tích gia tăng theo năm bị giữ lại trên các đập. Các lớp trầm tích bị giữ lại rất cao tại các đập thủy điện. Lượng của các lớp trầm tích giảm từ nhiều yếu tố như yếu tố gió mùa, đập thủy điện, sự dâng lên của mực nước biển.

Theo Giáo sư Nguyễn Văn Thịnh (ĐH Seul Hàn Quốc), tổng diện tích dòng Mekong khoảng 1/10 tổng diện tích mà các quốc gia có dòng sông Mekong chạy qua. Lưu vực của 3 dòng sông có tầm quan trọng đối với nông nghiệp, lâm nghiệp thủy sản…với hơn 20 đập thủy điện đã được xây dựng và nhiều đập đang được nghiên cứu xây dựng. Vấn đề đặt ra, nhiều dự án đập thủy điện đã ảnh hưởng lớn tới lưu vực, ảnh hưởng nguồn nước thì ảnh hưởng ngoại giao nguồn nước, do đây là dòng sông quốc tế cho phép sự cạnh tranh, tập trung, đòi hỏi sự đồng thuận từ nhiều nước. Biến đối khí hậu ảnh hưởng tới cơ chế mưa, ảnh hưởng đến dòng chảy lớp trầm tích, chất lượng nước dẫn đến ảnh hưởng đến hệ sinh thái sinh học, lũ hằng năm

tm-img-alt
Quang cảnh buổi hội thảo

GS. Jiagou Qi- Đại học Michigan (Mỹ) nhấn mạnh: “Hiện nay ở các nước như Mỹ và Châu Âu người ta không tiếp tục xây đập, ngược lại họ tháo dỡ các đập để trả về hiện trạng tự nhiên ngày càng nhiều ở các nước. Trong khi đó, ở ĐBSCL và một số nơi ở lưu vực sông Mekong thì có nhiều đập được xây dựng! Hàng năm, con người vẫn lên kế hoạch xây dựng đập mới. Việc xây đập ở thượng nguồn sẽ ảnh hưởng các hoạt động ở hạ nguồn, sinh kế, nguồn nước, hệ sinh thái. Đó là lý do làm nghiêm trọng thêm vấn đề BĐKH”.

TS. Nguyễn Nghĩa Hùng (Phó Giám đốc Viện Khoa học thủy lợi miền Nam) đưa ra dự báo, năm 2040 lượng nước sẽ giảm hơn một nữa nếu duy trì kịch bản hiện tại, đồng thời làm giảm lượng lũ hàng năm. “Bản đồ cho thấy lịch sử của lũ vào năm 2000 và 2011 cũng như việc đo lường nước ở Tân Châu. Trước năm 2010 lũ sâu hơn và nhiều hơn, ví dụ như gia tăng ảnh hưởng của các đập ở các quốc gia Lào, Campuchia, Thái Lan và Việt Nam trong những năm 2007, 2020, 2040 cho thấy sự gia tăng của thách thức nước đối với tưới tiêu, gia tăng nước 50-60%, ở mùa khô thì có giai đoạn cần đến 70%, dự trữ nước ở thượng nguồn ảnh hưởng nhiều đến hạ nguồn, hạ nguồn tăng ở Thái Lan thì giảm lượng nước của Campuchia và Việt Nam, tăng vào mùa mưa, giảm đáng kể vào mùa khô và giảm tốc dộ suy thoái ở sông Tiền và sông Hậu, ảnh hưởng đến thay đổi cơ chế thủy triều”- ông Hùng nói

Theo đánh giá chung của các chuyên gia, việc ảnh hưởng kép của BĐKH và các đập thủy điện ở thượng nguồn sông Mêkông càng trở thành vấn đề khó khăn hơn đối với khu vực ĐBSCL. Ngày càng có nhiều thiên tai, lũ lụt, các hiện tượng cực đoan, chất lượng nguồn nước và mạch nước ngầm… đòi hỏi phải có những đánh giá, giải pháp, chính sách để thích ứng trong thời gian tới.

Nguồn: Báo Môi Trường và Đô Thị

Bạn cũng có thể thích