Không để đứt gãy chuỗi cung ứng thực phẩm từ “vùng xanh”

Nguồn cung từ “vùng xanh” vẫn dồi dào

Anh Đỗ Văn Hùng, chủ hộ chăn nuôi lợn thịt ở xã Phú Châu (huyện Ba Vì) cho biết, khi dịch Covid-19 lần thứ 4 quay trở lại, thực hiện các Chỉ thị giãn cách xã hội hộ chăn nuôi lợn của gia đình phải đối mặt nhiều khó khăn, bởi chi phí sản xuất tăng cao. Anh Hùng luôn duy trì đàn khoảng 300 con lợn thịt và gần 100 con gà. Giá cám tăng nên chi phí chăn nuôi cũng tăng khiến cho sản xuất gặp nhiều khó khăn, trong khi đó giá lợn giảm do khó thông thương.

Không để đứt gãy chuỗi cung ứng thực phẩm từ “vùng xanh”
Các huyện “vùng xanh” tái đàn gia súc, gia cầm để kịp thời cung cấp thực phẩm thiết yếu cho Thành phố. Ảnh: Lương Hằng

“Khi được Thành phố xác định là “vùng xanh”, tôi cũng như bà con rất vui mừng, hăng hái thực hiện tăng cường chăn nuôi, tái đàn để phục hồi kinh tế gia đình, cũng như bù đắp lại doanh thu bị giảm sút trong thời gian qua. Xã cũng tạo điều kiện để thương lái từ “vùng đỏ” đủ điều kiện phòng dịch đến thu mua cho các hộ”, anh Hùng vui mừng cho biết.

Chia sẻ với Lao động Thủ đô, ông Cao Tiến Tư – Phó Chủ tịch xã Thuần Mỹ (huyện Ba Vì) cho biết, hiện toàn xã Thuần Mỹ có 446 hộ nuôi lợn với tổng đàn 9.626 con, trung bình cho ra sản lượng 1.500 tấn/năm. Số hộ nuôi gà là 296 hộ, tổng đàn 114.500 con, cho ra sản lượng gà thịt 800 tấn/năm. Trong thời gian giãn cách xã hội do dịch Covid-19, các hộ gặp khó khăn do giá cám tăng cao, giá sản phẩm chăn nuôi gà, lợn giảm mạnh, nhiều hộ nông dân bị lỗ. Ngoài ra, trong thời gian giãn cách các hộ còn gặp khó khăn trong việc đi lại, các tiểu thương các chợ ở vùng có dịch không thể thu mua do nhiều cửa hàng đóng cửa.

“Từ 6/9, khi được xác định là “vùng xanh”, các hộ chăn nuôi tích cực tái đàn gia súc, gia cầm, gia tăng sản xuất, cung cấp trong huyện và các huyện vùng đỏ. Xã tạo điều kiện cho các tiểu thương ở các huyện khác, đủ điều kiện phòng dịch vào địa bàn xã để thu mua lợn, gà thịt và các mặt hàng nông sản. Sản lượng chăn nuôi vẫn đủ đáp ứng nhu cầu trên địa bàn và sẵn sàng cung ứng tới các vùng đỏ trong thời gian thực hiện Chỉ thị 20 và sau khi hết dịch. Xã cũng vừa hỗ trợ 1 xe nông sản sang vùng đỏ phường Giảng Võ, quận Ba Đình với 3 tấn rau, củ, quả”, ông Cao Tiến Tư thông tin.

Theo số liệu của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội, Thành phố hiện có tổng đàn gia súc gia cầm lớn, đứng top đầu cả nước đáp ứng cơ bản nhu cầu tiêu thụ của người dân Thủ đô. Trên địa bàn Thành phố hiện có 7.528 trại, trang trại chăn nuôi quy mô lớn, vừa, nhỏ ngoài khu dân cư. Hàng năm sản xuất trên 55 nghìn con bê giống các loại, gần 4 triệu con lợn giống, trên 100 triệu con gia cầm, thủy cầm…

Khi thực hiện giãn cách xã hội, thì việc bảo đảm nguồn cung lương thực, thực phẩm và cung ứng các mặt hàng hóa thiết yếu phòng chống dịch phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trên địa bàn thành phố Hà Nội gặp không ít khó khăn.

Đan Phượng có 16/16 xã có các hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm với tổng số hộ chăn nuôi lợn trên toàn huyện là 1.682 hộ, tổng đàn 96.948 con bao gồm cả lợn giống và lợn thương phẩm; có 391 hộ chăn nuôi trâu, bò với tổng đàn là 2.937 con bao gồm cả giống và thương phẩm. Ngoài ra, huyện Đan Phượng còn nhiều hộ chăn nuôi gia cầm gà, vịt, chim cút và một số hộ chăn nuôi dê.

Là một xã có tỷ lệ chăn nuôi cao, ông Trần Văn Thắng – Chủ tịch Hội Nông dân xã Trung Châu (huyện Đan Phượng) cho biết, toàn xã Trung Châu có 440 hộ chăn nuôi lợn với tổng đàn lợn lên tới 52.387 con, trâu bò 75 hộ chăn nuôi với 280 con và tổng đàn gia cầm 18.345 con. Trong thời gian tới, Hội Nông dân xã tiếp tục thúc đẩy việc chăn nuôi, tái đàn để đảm bảo nguồn cung ứng ra thị trường.

Huyện Thanh Oai được thành phố Hà Nội quy hoạch là vành đai xanh, có tiềm năng dồi dào về nông sản và chăn nuôi với 8.000 ha đất nông nghiệp, trong đó, nuôi trồng thủy sản 554ha, trang tại tổng hợp 116ha, chăn nuôi tập trung 53ha. Hiện nay, Thanh Oai còn có đàn trâu bò gần 6.000 con, lợn trên 39.000 con, gia cầm 1,54 triệu con, trong đó 50% là đẻ trứng.

Theo Trưởng phòng Kinh tế huyện Thanh Oai Dương Bá Mẫn, hiện nay, toàn huyện cung cấp sản phẩm chủ đạo là trứng gia cầm khoảng 500.000 quả/ngày, tiêu thụ tại huyện được 1/5, còn 4/5 tiêu thụ ngoài huyện (khoảng 400.000 quả/ngày). Như vậy, sản lượng từ chăn nuôi vẫn đang dồi dào để đáp ứng nhu cầu tới người dân trên địa bàn huyện và các vùng khác trong Thành phố trong thời gian thực hiện Chỉ thị 20.

Tiếp tục các biện pháp đảm bảo chăn nuôi

Theo số liệu của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội, Thành phố hiện có tổng đàn gia súc gia cầm lớn, đứng top đầu cả nước đáp ứng cơ bản nhu cầu tiêu thụ của người dân Thủ đô. Trên địa bàn Thành phố hiện có 7.528 trại, trang trại chăn nuôi quy mô lớn, vừa, nhỏ ngoài khu dân cư. Hàng năm sản xuất trên 55 nghìn con bê giống các loại, gần 4 triệu con lợn giống, trên 100 triệu con gia cầm, thủy cầm…

Không để đứt gãy chuỗi cung ứng thực phẩm từ “vùng xanh”
Ảnh Lương Hằng

Khi thực hiện giãn cách xã hội, thì việc bảo đảm nguồn cung lương thực, thực phẩm và cung ứng các mặt hàng hóa thiết yếu phòng chống dịch phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trên địa bàn thành phố Hà Nội gặp không ít khó khăn.

Cụ thể về tình hình sản xuất đối với các vùng bị cách ly, phong tỏa nguồn giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi bị thiếu do nguồn cung bị đứt gãy, giá đầu vào tăng cao ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và giá thành đầu ra của sản phẩm. Tình hình cung ứng hàng hóa trong đó có động vật và sản phẩm động vật phục vụ nhân dân trên địa bàn cơ bản đáp ứng đầy đủ song vẫn xảy ra thiếu hàng cục bộ ở một số nơi. Hoạt động lưu thông hàng hóa khó khăn hơn do ảnh hưởng của công tác kiểm soát dịch bệnh phải hạn chế phương tiện vận chuyển. Hoạt động sản xuất kinh doanh một số doanh nghiệp (chợ đầu mối, chợ truyền thống, cơ sở giết mổ tập trung…) phải tạm ngừng hoạt động do nằm trong vùng cách ly hoặc liên quan đến yếu tố dịch tễ. Lượng khách mua sắm tại chỗ giảm, lượng khách mua sắm trực tuyến tăng do lo sợ đến chỗ đông người lây nhiễm về dịch bệnh.

Trong khi đó, với khoảng 10 triệu dân cư trú, sinh sống học tập, làm việc, lao động tại Hà Nội, nhu cầu sử dụng thịt lợn ước tính khoảng 19.260 tấn/tháng; thịt trâu, bò ước tính khoảng 5.350 tấn/tháng; thịt gia cầm ước tính khoảng 6.198 tấn/tháng; trứng gia cầm ước tính 123,9 triệu quả/tháng. Vì vậy, cần có phương án đảm bảo nguồn cung động vật và sản phẩm động vật phục vụ nhân dân phòng chống dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn Hà Nội.

Theo đó, về chăn nuôi, duy trì, phát triển đàn bò 164 nghìn con, tập trung phát triển các trại, trang trại bò thịt quy mô lớn ngoài khu dân cư tại một số huyện trọng điểm (Ba Vì, Phúc Thọ Sóc Sơn, Chương Mỹ). Phát triển đàn lợn đạt 1,6 – 1,8 triệu con, tập trung phát triển theo vùng, xã trọng điểm, khu chăn nuôi và trại, trang trại chăn nuôi quy mô lớn ngoài khu dân cư tại các huyện, thị xã (Ba Vì, Mỹ Đức, Ứng Hòa, Thanh Oai, Chương Mỹ, Sóc Sơn, Phú Xuyên, Thạch Thất). Phát triển đàn gia cầm đạt 38 – 40 triệu con, tập trung phát triển ở một số huyện đã có nhiều trang trại gà (Ba Vì, Chương Mỹ, Sóc Sơn, Đông Anh, Quốc Oai) và các huyện có điều kiện phát triển chăn nuôi vịt (Ứng Hòa, Phú Xuyên, Thanh Oai).

Đồng thời cần duy trì hoạt động của các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm, đặc biệt là các cơ sở giết mổ tập trung và có phương án dự phòng trong các trường hợp các chợ đầu mối động vật, cơ sở giết mổ lớn bị phong tỏa, cách ly./.

Bảo Thoa

Nguồn: Báo lao động thủ đô

Bạn cũng có thể thích