Khoa học – công nghệ: Động lực chính của tăng trưởng kinh tế

Khoa học – công nghệ: Động lực chính của tăng trưởng kinh tế

PGS.TS Nguyễn Đức Khiển –  Thứ sáu, 22/10/2021 11:50 (GMT+7)

Bộ Khoa học và Công nghệ đang xây dựng dự thảo Chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo giai đoạn 2021- 2030, đưa nền khoa học và công nghệ Việt Nam phát triển lên một tầm vóc mới.

Trong “Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 10 năm 2021-2030“, khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo được khẳng định là một đột phá chiến lược để phát triển đất nước, nhằm đạt mục tiêu đến năm 2030 nước ta trở thành nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao và đến năm 2045 là nước phát triển, thu nhập cao. Để thực hiên nhiệm vụ này, Bộ Khoa học và Công nghệ đang xây dựng dự thảo Chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo giai đoạn 2021- 2030, đưa nền khoa học và công nghệ Việt Nam phát triển lên một tầm vóc mới.

tm-img-alt
Ảnh minh hoạ

Nhiệm vụ quan trọng

Chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo giai đoạn 2021-2030 là cơ sở để xây dựng các chính sách cụ thể về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, đồng thời là căn cứ để xác định định hướng phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo của các ngành, lĩnh vực, địa phương.

Quan điểm, mục tiêu, định hướng và giải pháp của chiến lược là những căn cứ quan trọng bảo đảm cho các nội dung trong quy hoạch, kế hoạch, chương trình hành động… vừa mang tính cụ thể, hành động, vừa mang tính tổng thể, dài hạn và bảo đảm sự phối hợp hài hòa giữa các cơ chế, chính sách với nhau. Theo Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt, Trưởng ban Soạn thảo Chiến lược, việc xây dựng Chiến lược là nhiệm vụ quan trọng không chỉ của riêng ngành Khoa học và Công nghệ, mà còn là của tất cả các ngành, các cấp.

Để xây dựng được Chiến lược có chất lượng cao, khả thi nhằm thúc đẩy phát triển mạnh mẽ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trong tất cả các ngành, lĩnh vực, tạo bứt phá nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế như đã đề ra trong Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 10 năm 2021- 2030, Bộ Khoa học và Công nghệ đã đề nghị 24 bộ, ngành và 63 địa phương cung tham gia cung cấp thông tin về nội dung xây dựng Chiến lược.

Theo Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Bùi Thế Duy, Phó Trưởng ban Soạn thảo, Tổ trưởng Tổ biên tập, thời gian qua, Bộ đã tổ chức hơn 30 buổi trao đổi, tọa đàm với các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý, chuyên gia công nghệ, các viện nghiên cứu, trường đại học, doanh nghiệp để xác định, phân tích những xu thế về chính trị, kinh tế, xã hội, công nghệ, luật pháp, môi trường đang và sẽ diễn ra trên thế giới; xác định và phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, các cơ hội, thách thức có tác động mạnh đến phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo của Việt Nam 10 năm tới.

Động lực chính của tăng trưởng kinh tế

Tiến sĩ Hoàng Minh, Giám đốc Học viện Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, Tổ phó Tổ biên tập cho biết, Chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo giai đoạn 2021-2030 được xây dựng dựa trên nguyên tắc quán triệt các quan điểm, chủ trương, đường lối phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo của Đảng và Nhà nước đã được ban hành; đặc biệt bám sát và cụ thể hóa các nội hàm về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trong Chiến lược phát triên kinh tế – xã hội 10 năm 2021- 2030; kế thừa có chọn lọc các nội dung của Chiến lược phát triển khoa học, công nghệ 2011-2020 và bổ sung những nội dung mới phù hợp với tình hình hiện nay cũng như yêu cầu phát triển đất nước trong bối cảnh mới; xác định rõ các định hướng đột phá để dẫn dắt toàn ngành Khoa học và Công nghệ phát triển vượt bậc trong giai đoạn 10 năm tới, nhằm hiện thực hoá vai trò đột phá chiến lược của khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trong phát triển đất nước. Đồng thời, chiến lược phải bảo đảm tính khoa học trên cơ sở các phương pháp phù hợp, nguồn cơ sở dữ liệu khách quan, tin cậy, cập nhật và tham khảo kinh nghiệm quồc tế; bảo đảm sự đồng thuận thông qua sự tham gia của các bộ, ngành, địa phương, viện nghiên cứu, trường đại học, doanh nghiệp… vào xây dựng chiến lược; bảo đảm tính khả thi, sự đồng bộ, thống nhất giữa các quan điểm, mục tiêu, định hướng nhiệm vụ, giải pháp phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo và chú trọng khâu tổ chức thực hiện.

Chiến lược khẳng định vai trò của khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo như một đột phá chiến lược, là động lực chính của tăng trưởng kinh tế. Phát triển mạnh mẽ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo để tạo bứt phá về năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh để phát triển kinh tế – xã hội nhanh và bền vững. Chiến lược bổ sung nội hàm về đổi mới sáng tạo là cầu nối đưa khoa học, công nghệ vào phục vụ phát triển kinh tế – xã hội, trong đó doanh nghiệp giữ vai trò trung tâm. Cùng với đó, tập trung xây dựng thể chế, cơ chế, chính sách đặc thù vượt trội, thúc đẩy ứng dụng, chuyển giao công nghệ; chú trọng tháo gỡ các rào cản về hệ thông luật pháp và chính sách kinh tế, tài chính đối với hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; cho phép thực hiện cơ chế thử nghiệm chính sách mới, châp nhận rủi ro trong việc triển khai và ứng dụng công nghệ mới, đổi mới sáng tạo, mô hình kinh doanh mới.

Đồng thời, thúc đẩy xã hội hóa các nguồn đầu tư cho khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, đặc biệt từ doanh nghiệp; phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia, hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, lấy doanh nghiệp làm trung tâm; gắn kết chặt chẽ khoa học xã hội và nhân văn với khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật và công nghệ trong quá trình triển khai các nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội; chiến lược cũng xác định rõ các chỉ tiêu, chương trình hành động để ứng dụng và phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trong mọi mặt hoạt động ở các cấp, các ngành, các địa phương.

Dự kiến tháng 11 -2021, Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ trình Chính phủ Chiến lược này

Lựa chọn phù hợp để bảo vệ môi trường

Mỗi năm, trên thế giới, có khoảng 175 triệu tấn rác thải nhựa thải ra môi trường, chiếm hơn 50% rác thải đô thị. Rác thải nhựa không bao giờ phân hủy hoàn toàn, chúng chỉ biến thành hàng tỷ “hạt” vật chất mà mắt thường không quan sát được. Vì vậy, để giảm thiểu tác hại của bao bì nhựa đối với môi trường, những năm gần đây, vật liệu bao bì phân hủy sinh học được xem là lựa chọn phù hợp để bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

Theo các tiêu chuẩn hiện đại, vật liệu polyme, hay nhựa phân hủy sinh học là những vật liệu polyme có thể phân hủy ở điều kiện môi trường tự nhiên dưới tác dụng của các vi sinh vật (nấm, vi khuẩn). Những loại vật liệu bao bì phân hủy sinh học được sản xuất theo 2 dạng: Trực tiếp từ các hợp chất có nguồn gốc tự nhiên và bằng các phương pháp ứng dụng công nghệ sinh học. Tinh bột là nguồn nguyên liệu tiềm năng để sản xuất bao bì phân hủy sinh học nhờ giá rẻ và phổ biến, có thể sản xuất từ các loại cây trồng khác nhau như: Khoai tây, ngô, sắn, lúa…

Trong đó, nguồn nguyên liệu tiềm năng lớn là các loại vật liệu polyme-compozit trên nền nhựa thông thường, có khả năng phân hủy trong đất dễ dàng hơn (trong 1-2 tháng), nhờ bổ sung phụ gia là polyme nguồn gốc thực vật. Một trong những polyme phân hủy sinh học tiềm năng nhất làm nguyên liệu sản xuất bao bì phân hủy sinh học là polylactic axit (PLA), hiện được sản xuất bằng cách tổng hợp từ axit lactic, một sản phẩm lên men đường từ ngô. Ưu điểm chính của PLA là có thể phân hủy sinh học thành C2O, H2O và các sản phẩm phụ có độc tính thấp, đồng thời có khả năng gia công bằng các phương pháp chế biến khác nhau áp dụng đối với nhựa nhiệt dẻo.

Tài liệu tham khảo:                          

1. Thanh Hằng:“Đưa KH-CN lên một tầm vóc mới”. Báo Hà Nội mới 20/10/2021.

2.Trần Nhâm: Lựa chọn phù hợp để bảo vệ môi trường”. Báo Hà Nội mới 20/10/2021.         

PGS.TS Nguyễn Đức Khiển

                                                Nguyên Giám đốc Sở KH-CNMT Hà Nội

Nguồn: Báo Môi Trường và Đô Thị

Bạn cũng có thể thích