Khánh Hòa: Vì sao “ rừng vẫn liên tục chảy máu”?

Khánh Hòa: Vì sao “ rừng vẫn liên tục chảy máu”?

Khánh Vĩnh là huyện có tỷ lệ che phủ rừng đạt trên 87% cao nhất của tỉnh. Tuy nhiên, song song với kết quả tích cực đó thì hình ảnh một số cánh rừng nhiều năm qua bị tàn phá, “xẻ thịt’ tan hoang bởi các đối tượng Lâm tặc.

“Rừng chảy máu” là cụm từ để miêu tả những cánh rừng bị tàn phá. Và đi cùng với thảm cảnh của rừng là những hậu quả nặng nề khi mưa lũ mà người dân phải gánh chịu. Qua những trận mưa lũ càng khẳng định vai trò vô cùng quan trọng của rừng và mô hình phát triển phải tránh “can thiệp thô bạo vào tự nhiên, mà phải thuận thiên là chính” như Thủ tướng Chính phủ đã từng nhấn mạnh.

Công tác bảo vệ rừng đã được bàn nhiều, nói nhiều, nhưng các vụ phá rừng ở Khánh Vĩnh, Khánh Hoà vẫn diễn ra. Phải chăng, sâu xa của công tác này chưa được đặt trong tương quan nhiều khía cạnh?

Trong chuyến công tác nhiều ngày đầu năm, ngày 03/01/2024, nhóm PV chúng tôi đã nắm thông tin, thời gian gần đây, các đối tượng Lâm tặc hoạt động rầm rộ, ngày đêm vận chuyển gỗ từ đường mòn ra Quốc lộ 27C thuộc xã Sơn Thái, huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa.

Trong đêm tối vào lúc 20 giờ 30 phút, PV chúng tôi có mặt tại vị trí trên, phát hiện 5 xe máy độ chế vận chuyển 10 cây gỗ hộp. Sau đó, chúng tôi liên hệ với Trạm Kiểm lâm Thái Sơn đã tổ chức kiểm đếm tạm giữ số gỗ và phương tiện.

tm-img-alt

Các phương tiện, tang vật gỗ được PV phát hiện (ảnh An Khang)

Tiếp theo, sáng ngày 04/01/2024, theo đề nghị của báo chí tìm rõ nguyên nhân số gỗ từ đâu ra, chúng tôi đã phối hợp với Trạm kiểm lâm xã Sơn Thái, huyện Khánh Vĩnh, Công ty Lâm sản Khánh Hòa. Theo dấu vết của con đường bị phương tiện của các đối tượng để lại dấu vết in hằn lốp xe như đã là nơi vận chuyển gỗ nhiều tháng qua đến nay.

Sau một giờ đồng hồ đi bộ tại lô 3 khoảng 4 tiểu khu 189 thuộc Công ty TNHH Lâm sản Khánh Hòa quản lý, trước mắt chúng tôi là một cảnh tượng đau lòng vì số lượng cây rừng bị chặt hạ ngổn ngang không kể cây lớn nhỏ, ,khối lượng gỗ đã được mổ xẻ sẵn chờ tẩu tán để lại các gốc cây cổ thụ, bìa gỗ nằm la liệt. Thực tế, những vết cưa còn rất mới và máu của cây rừng rỉ ra tan hoang, những mảng rừng xanh bị khoét, chọc tan tành còn đâu “rừng vàng, biển bạc”.

tm-img-alt
tm-img-alt
tm-img-alt

Các cây hộp gỗ đã bị chặt phá (Ảnh An Khang)

Sau đó, các lực lượng chức năng đã tạm tổ chức kiểm đếm số lượng cây gỗ lớn là 12 cây, có một số cây gỗ (Sến thuộc nhóm quý hiếm) đường kính gốc từ 45 đến 75 cm và chiều cao gốc chặt từ 70 đến 140 cm. Và còn khá nhiều vị trí cây gỗ bị các đối lượng lâm tặc cưa hạ chưa được kiểm đếm vì lý do thời gian có hạn và địa hình hiểm trở.

Điều đáng nói, trên tại vị trí này các lực lượng chức năng tại địa phương chưa phát hiện, phải nhờ đến phóng viên báo chí phản ánh mới kịp thời phát hiện ra. 

tm-img-alt

Ông Nguyễn Hữu Nghĩa – Trạm trưởng trạm Kiểm lâm Khánh Vĩnh đang kiểm đếm(ảnh An Khang)

Chúng tôi vẫn băn khoăn vì sao số lượng rừng, cây gỗ bị cưa hạ, cây với chiều dài từ 15m đến 20m và có nhiều cây gỗ ước tính lên đến 10m³ gỗ nằm la liệt trong thời gian dài, nhưng các cấp chính quyền không kịp thời phát hiện xử lý, ngăn chặn ?!

Vấn đề đặt ra là, tại sao các vụ phá rừng như thế này vẫn diễn ra? Phải chăng do công tác bảo vệ rừng chưa được chú trọng đặt trong tương quan nhiều khía cạnh: Lực lượng chức năng, chính quyền…?

Nhiều văn bản pháp luật quy định rõ trách nhiệm của chủ rừng, chính quyền địa phương, cơ quan quản lý nhà nước về lâm nghiệp (Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn) và cơ quan kiểm lâm (làm nhiệm vụ thực thi pháp luật lâm nghiệp), nhưng… nạn phá rừng vẫn tiếp tục diễn ra.

Để tiếp tục phát huy lợi thế của rừng và để rừng bảo vệ cuộc sống của chúng ta, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương: Tiếp tục không khai thác gỗ rừng tự nhiên; kiểm soát chặt chẽ các dự án có sử dụng diện tích đất rừng; phát triển du lịch là cần thiết nhưng không được làm ảnh hưởng tới rừng…

Rừng trồng và phát triển vốn rừng là hướng phát triển lâu dài của đất nước, do vậy, cần chỉ đạo thanh tra, điều tra, xử lý nghiêm các vụ vi phạm pháp luật về rừng cũng như người đứng đầu, các chủ rừng, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm quản lý, bảo vệ rừng thiếu trách nhiệm, không phát hiện, ngăn chặn kịp thời hành vi phá rừng; kiên quyết loại bỏ những phần tử thoái hóa, biến chất ra khỏi đội ngũ bảo vệ rừng…

Rừng ngang nhiên bị tàn phá, mang lại lợi ích cho một nhóm nhưng để lại những trận lũ quét, hạn hán, những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu lên cuộc sống và đe dọa nghiêm trọng đến sinh kế của hàng triệu người dân vùng có rừng, đến môi trường sống chung của cộng đồng. Hậu quả nhãn tiền mỗi khi lũ tràn về là người dân bị thương vong, mất tích, tài sản bị cuốn trôi theo dòng nước lũ từ thượng nguồn, nhiều địa phương vẫn bị cô lập, nhiều khu vực bị chia cắt.

Nguồn: Báo Môi Trường và Đô Thị

Bạn cũng có thể thích