Khẳng định vai trò của địa phương và doanh nghiệp trong quản lý chất thải rắn sinh hoạt

Quang cảnh Diễn đàn

Tham dự trực tiếp tại điểm cầu Hà Nội có: GS, TS. Đặng Kim Chi, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam; PGS, TS. Lương Đức Long, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Xi măng Việt Nam; TS. Phạm Thị Mỵ, Tổng Biên tập Tạp chí Sức khỏe và Môi trường; ông HIDEKI WADA, Chuyên gia chất thải rắn Nhật Bản và các nhà khoa học, các chuyên gia, các nhà quản lý…

Về các cơ quan của Bộ Tài nguyên và Môi trường có: PGS, TS. Nguyễn Đình Thọ, Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách Tài nguyên và Môi trường; PGS, TS. Phạm Văn Lợi, Phó Viện trưởng Viện Khoa học môi trường, Biển và Hải đảo; TS. Lê Ngọc Cầu, Phó Viện trưởng Viện Khí tượng thuỷ văn và Biến đổi khí hậu; ông Hồ Kiên Trung, Phó Cục trưởng Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường; ông Vũ Minh Lý, Phó Giám đốc Trung tâm Truyền thông Tài nguyên và Môi trường…

Tham dự tại hơn 80 điểm cầu trực tuyến trên cả nước, có lãnh đạo chính quyền địa phương; lãnh đạo các Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố, các công ty hoạt động về lĩnh vực môi trường trên cả nước.

Đây là sự kiện thường niên, được Tạp chí Tài nguyên và Môi trường tổ chức nhằm tích cực phổ biến và truyền thông hiệu quả Luật Bảo vệ môi trường năm 2020. Diễn đàn năm nay, được tổ chức tại thời điểm khi còn gần 6 tháng nữa sẽ thực hiện phân rác thải sinh hoạt từ các hộ gia đình, cá nhân (từ 1/1/2025).

TS. Đào Xuân Hưng, Tổng biên tập Tạp chí Tài nguyên và Môi trường phát biểu tại Diễn dàn

Phát biểu khai mạc Diễn đàn, TS. Đào Xuân Hưng, Tổng biên tập Tạp chí Tài nguyên và Môi trường, Trưởng ban tổ chức diễn đàn cho biết: “Quản lý chất thải rắn sinh hoạt là trách nhiệm của toàn xã hội, trong đó vai trò của các địa phương, doanh nghiệp là yếu tố quan trọng và trách nhiệm của người dân là yếu tố đầu tiên trong việc bảo vệ môi trường hiệu quả.

Khi chất thải rắn sinh hoạt được phân loại và tận dụng triệt để giá trị cũng là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, nếu khai thác tốt sẽ tạo ra nguồn thu rất lớn để tái đầu tư tại địa phương, doanh nghiệp, thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn, vì chất thải rắn sinh hoạt, có thể trở thành nguồn nguyên liệu đầu vào của lĩnh vực sản xuất khác.

Với chức năng của mình, Tạp chí Tài nguyên và Môi trường mong muốn thông qua diễn đàn này, truyền thông chính sách tới doanh nghiệp, người dân về việc phân loại rác đầu nguồn và sử dụng các vật dụng thân thiện với môi trường, giảm thiểu đồ nhựa dùng một lần, góp phần giảm bớt phát thải, gây ô nhiễm môi trường, xây dựng một cộng đồng xã hội phát triển, hiện đại, văn minh”.

Thông điệp của diễn đàn môi trường năm 2024, là kêu gọi sự chung tay của toàn xã hội hưởng ứng thực thi hiệu quả Luật bảo vệ môi trường năm 2020 và có nhiều sáng kiến áp dụng trong phân loại rác, tái chế, xử lý chất thải rắn sinh hoạt để bảo vệ môi trường.

Ông Hồ Kiên Trung, Phó Cục trưởng Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường phát biểu tại Diễn đàn

Phát biểu tại Diễn đàn, ông Hồ Kiên Trung, Phó Cục trưởng Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường cho biết, Diễn đàn Môi trường với chủ đề “Quản lý chất thải rắn sinh hoạt và vai trò của doanh nghiệp” hết sức có ý nghĩa trong bối cảnh chỉ còn chưa đầy 5 tháng nữa, toàn bộ 63 tỉnh, thành phố phải thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) từ các hộ gia đình, cá nhân theo tinh thần của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020.

Diễn đàn Môi trường năm 2024: Khẳng định vai trò của địa phương và doanh nghiệp trong quản lý chất thải sinh hoạt
PGS.TS. Nguyễn Đình Thọ trình bày tham luận

Phát biểu tại Diễn đàn, PGS.TS Nguyễn Đình Thọ, Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường cho biết “Năm 2023, chất thải rắn sinh hoạt 67.877,34 tấn/ngày, trong đó khu vực đô thị phát sinh 38.143,05 tấn/ngày, chiếm tỷ lệ 56,19%; khu vực nông thôn phát sinh 29.734,30 tấn/ngày, chiếm tỷ lệ 43,81%. Hiện tại, hệ thống quản lý chất thải rắn đang phải đối mặt với nhiều khó khăn do các nguyên nhân gồm: Thiếu các bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh; thiếu phương pháp xử lý chất thải rắn tiên tiến và phù hợp và nguồn lực phân bổ cho công tác quản lý chất thải rắn vẫn còn hạn chế. Trong bối cảnh đó, việc sử dụng chính sách ưu đãi, hỗ trợ để thúc đẩy xử lý chất thải rắn sinh hoạt hướng đến nền kinh tế tuần hoàn là rất cần thiết”.

PGS, TS. Phạm Văn Lợi phát biểu tại Diễn đàn
Chủ tọa Diễn đàn
GS, TS. Đặng Kim Chi, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam phát biểu tại Diễn đàn
ThS. Đinh Nam Vinh, Vụ Đánh giá, Thẩm định và Giám định công nghệ – Bộ KH&CN phát biểu tại Diễn đàn
TS. Lê Ngọc Cầu, Phó Viện trưởng Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu phát biểu tại Diễn đàn
Ông HIDEKI WADA, Chuyên gia chất thải rắn Nhật Bản phát biểu tại Diễn đàn
TS. Phạm Thị Mỵ, Tổng Biên tập Tạp chí Sức khỏe và Môi trường phát biểu tại Diễn đàn
Ông Nguyễn Minh Cường, Phó trưởng phòng Quản lý chất thải rắn sinh hoạt Cục Kiểm soát ô nhiễm phát biểu tại Diễn đàn
PGS, TS. Lương Đức Long phát biểu tại Diễn đàn
Các đại biểu tham dự Diễn đàn chụp ảnh lưu niệm

Tại diễn đàn, các chuyên gia, các nhà quản lý, nhà khoa học từ Việt Nam, Nhật Bản, WB tại Việt Nam và tại hơn 80 điểm cầu trực tuyến trên cả nước, có lãnh đạo chính quyền địa phương; lãnh đạo các Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố, các công ty hoạt động về lĩnh vực môi trường trên cả nước. 

Đã chia sẻ kinh nghiệm và đưa ra các giải pháp, khuyến nghị đối với quản lý và xử lý chất thải rắn sinh hoạt từ tình hình thực tế tại Việt Nam. Với sự đồng hành tuyên truyền của các cơ quan báo chí, truyền thông đã góp phần vào thành công chung Diễn đàn Môi trường năm nay.

Nguồn: Báo doanhnghiepthuonghieu

Bạn cũng có thể thích