Khai mạc Triển lãm quốc tế ngành công nghiệp dệt may – thiết bị & nguyên phụ liệu 2022

z3903981417153_5586a85c6644b1561bdcae79ae624fcf
Khai mạc Triển lãm quốc tế ngành công nghiệp dệt may – thiết bị & nguyên phụ liệu 2022.

Phát biểu tại lễ khai mạc, ông Nguyễn Sinh Nhật Tân – Thứ trưởng Bộ Công thương rất hoan nghênh các khách mời trong nước lẫn quốc tế đã về tham dự triển lãm năm nay.

z3903981381117_6a6f55375e9443b08b7d34ab536da255
Rất nhiều đại diện của các doanh nghiệp trong và ngoài nước tham dự lễ khai mạc.

Bộ Công thương luôn coi dệt may là ngành quan trọng không chỉ mang lại kim ngạch xuất khẩu lớn thứ 3 của cả nước mà còn góp phần ổn định an sinh xã hội. Ngành dệt may Việt Nam hiện đang sử dụng 2,5 triệu lao động, xuất khẩu hơn 40 tỷ USD/năm, thu nhập trung bình của người lao động đạt khoảng 3.800 USD/người/năm.

z3903981381131_fca41531abbc1b55bb1d9780f60b43bf
Ông Nguyễn Sinh Nhật Tân – Thứ trưởng Bộ Công thương.

Thứ trưởng nhận định: “tuy kim ngạch xuất khẩu cao nhưng giá trị gia tăng của ngành thấp, chưa chủ động được nguồn nguyên phụ liệu, chưa đáp ứng được các công đoạn thượng nguồn, chuỗi cung ứng để mang lại giá trị cao. Bên cạnh đó, năng suất lao động thấp hơn các nước trong khu vực, trình độ công nghệ chỉ ở mức trung bình khá. Vì vậy thời gian tới, ngành cần phát triển theo chiều sâu, tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu, tập trung vào những công đoạn có giá trị cao như thiết kế sản xuất nguyên, phụ liệu đầu vào và phân phối. Từng bước chuyển mình vươn lên vị trí cao hơn trong chuỗi sản xuất.”

Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam Vũ Đức Giang cũng đánh giá rất cao và vui mừng trước nỗ lực của các bên trong việc tổ chức Triển lãm quốc tế ngành công nghiệp dệt may – thiết bị & nguyên phụ liệu 2022. Cụ thể ông Vũ Đức Giang cho biết, trong 10 tháng đầu năm, ngành dệt may Việt Nam đã xuất khẩu gần 39 tỷ USD, tăng 17% so với cùng kỳ năm ngoái. Mục tiêu của ngành trong 2 tháng còn lại là phấn đấu để kết thúc năm 2022 với giá trị xuất khẩu đạt được từ 40 – 42 tỷ USD.

z3903981440576_651092a655faa1aeca637e2a32eaed30
Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam Vũ Đức Giang.

Bên cạnh đó, ông Vũ Đức Giang cũng đưa ra một số đề nghị:

– Thứ nhất, Bộ Công thương vẫn sẽ tiếp tục lắng nghe, tạo điều kiện cho các giải pháp, chiến lược phát triển cho ngành dệt may Việt Nam, tầm nhìn năm 2035 – 2045.

– Thứ hai, Hiệp hội Dệt may Việt Nam cùng với Tập đoàn Dệt may Việt Nam và cộng đồng các doanh nghiệp dệt may sẽ cùng nhau kêu gọi thêm vốn đầu tư nhằm đáp ứng các mục tiêu đã đề ra.

– Thứ ba, ông Vũ Đức Giang kỳ vọng các nhà phát triển và phân phối thiết bị công nghệ sẽ tiếp tục đồng hành cùng ngành dệt may để ứng dụng dây chuyền sản xuất tự động hóa cũng như máy móc trong quá trình sản xuất.

z3903981462478_8504913aaac1df6b53a35a37cd47fde6
Các đại biểu và khách mời cắt băng khai mạc sự kiện.

Sau buổi lễ, các khách mời sẽ di chuyển sang khuôn viên của trung tâm Triển lãm quốc tế ICE (số 91, Trần Hưng Đạo, Hà Nội) để bắt đầu tham quan các sản phẩm và trang, thiết bị công nghệ phục vụ cho ngành dệt may.

Sau quãng thời gian phải gián đoạn vì dịch bệnh, năm nay, triển lãm đã thu hút được sự quan tâm của rất nhiều nhà đầu tư và doanh nghiệp trong lĩnh vực dệt may. Đây là sự kiện nhằm tạo cơ hội để các doanh nghiệp giao lưu gặp gỡ và tìm các đối tác phù hợp nhằm quảng bá các sản phẩm. Ngay từ sớm đã có rất nhiều du khách và đại diện các doanh nghiệp từ nhiều tỉnh, thành trên cả nước tới đây làm thủ tục đăng kí tham quan triển lãm.

z3903981369655_a752d1089c1a43b2fa22669d5168fa9b
Từ sáng sớm đã có rất đông người đến đăng kí tham quan triển lãm.

Tại sự kiện, các doanh nghiệp tham gia triển lãm sẽ giới thiệu các thiết bị và nguyên phụ liệu với công nghệ tiên tiến nhất thế giới hiện nay cho thị trường dệt may tại Việt Nam. Đặc biệt, triển lãm còn là cơ hội tốt để gặp gỡ các thương hiệu/nhà cung cấp nổi tiếng trong nước và quốc tế cũng như các gian hàng quốc gia, cụ thể là: Hashima, Brother, Tan Hung Duc ( Sunsir), Yangji Thien Loc (Jack, M.A.I.C.A, Bullmer), Quan Bang ( IMB), Kaulin (SIRUBA), Jiake Lohve, Giang Thanh (Chnki), Thien Hong Phuc(Schmetz), Toboyo, Organ Needle, Hoang Ha, Letan…

Triển lãm năm nay quy tụ hơn 146 đơn vị uy tín đến từ 9 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Các doanh nghiệp tham gia sẽ giới thiệu thiết bị, nguyên phụ liệu tiên tiến trong ngành. Cùng với đó, trong khuôn khổ triển lãm Ban tổ chức cũng sẽ tổ chức các hội thảo với các diễn giả nổi tiếng chia sẻ những vấn đề nổi cộm, hy vọng sẽ đáp ứng được sự quan tâm của doanh nghiệp.

Một số hình ảnh đáng chú ý tại sự kiện:

Triển lãm quốc tế ngành công nghiệp dệt & may – thiết bị & nguyên phụ liệu 2022 được tổ chức từ ngày 23 – 25/11, tại trung tâm Triển lãm quốc tế ICE (số 91, Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội).

 

Nguồn: Báo doanhnghiepthuonghieu

Bạn cũng có thể thích