ISO / TS 26030 – khuyến nghị cho các tổ chức trong chuỗi thực phẩm góp phần phát triển bền vững

Trước tình trạng đói nghèo diễn ra diện rộng trên thế giới, đòi hỏi cần có một hệ thống nông sản với khối lượng lớn và bền vững, khi đó mọi người có đủ thức ăn mà không gây hại đến môi trường. Nhận thức được điều này, Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế (ISO) đã ban hành tiêu chuẩn ISO / TS 26030, Trách nhiệm xã hội và phát triển bền vững – Hướng dẫn sử dụng ISO 26000: 2010 trong chuỗi thực phẩm, đưa ra khuyến nghị cho các tổ chức trong chuỗi thực phẩm để hành động góp phần phát triển bền vững. 

Tiêu chuẩn này giúp tổ chức, doanh nghiệp nông sản, các trang trại, hợp tác xã, nhà chế biến và bán lẻ phát triển và áp dụng cách tiếp cận có trách nhiệm hơn với xã hội. 

Tiêu chuẩn này chỉ là một trong hơn 1.600 tiêu chuẩn ISO và tài liệu quy phạm liên quan đến lĩnh vực sản xuất nông sản góp phần trực tiếp xóa nạn đói trên thế giới bằng cách xây dựng niềm tin vào sản phẩm thực phẩm, cải tiến phương pháp nông nghiệp và thúc đẩy phát triển bền vững.

Bên cạnh đó, bộ tiêu chuẩn ISO 22000 về quản lý an toàn thực phẩm cũng hữu ích cho ngành công nghiệp thực phẩm, nông nghiệp, đóng gói, cung cấp dịch vụ ăn uống và sản xuất lương thực, thực phẩm cho động vật. 

Giúp ngành nông nghiệp thực hiện các thông lệ bền vững và kiếm được một mức lương đủ sống là điều cần thiết. Hiệp định Hội thảo Quốc tế IWA 29Tổ chức Nông nghiệp Chuyên nghiệp – Hướng dẫn, góp phần vào việc này bằng cách thúc đẩy chuyên nghiệp hóa tổ chức của các nhà sản xuất nông nghiệp nhỏ ở các nước mới nổi để họ có thể tiếp cận thị trường toàn cầu. 

Nó được bổ sung bởi bộ tiêu chuẩn ISO 34101 về ca cao bền vững và có thể truy xuất nguồn gốc, cung cấp một bộ hướng dẫn thực hiện biện pháp canh tác thân thiện với môi trường, truy xuất nguồn gốc tốt hơn hạt ca cao và cải thiện điều kiện làm việc cho tất cả các bên trong ngành ca cao. 

ISO cũng đưa ra nhiều tiêu chuẩn khuyến khích các phương pháp sản xuất bền vững và có trách nhiệm, bao gồm ISO 26000 về trách nhiệm xã hội và ISO 20400 về mua hàng có trách nhiệm. Các tiêu chuẩn này khuyến khích việc thiết lập các điều kiện làm việc và thực hành mua hàng có đạo đức trong toàn bộ chuỗi sản xuất nông sản. 

Hà My

Nguồn: Tạp chí điện tử chất lượng Việt Nam

Bạn cũng có thể thích