Hướng đi giúp nông dân tiếp cận với nông nghiệp công nghệ cao

n.jpg

Hiện nay, giá phân Urê từ 500.000-540.000 đồng/bao 50 kg tùy loại. Mức giá này dù đã hạ nhiều so với năm ngoái, tuy nhiên nếu so với thời kỳ giá phân bón ổn định thì vẫn tăng khoảng 160.000-170.000 đồng/bao. Tương tự, phân lân có giá khoảng 240.000-250.000 đồng/bao 50 kg, tăng 100.000-110.000 đồng/bao so với năm 2019, kali có giá từ 660.000-880.000 đồng/bao tùy loại, tăng từ 220.000-230.000 đồng/bao. Giá thuốc trừ cỏ trung bình của nhiều nhà sản xuất ở mức 23.000-25.000 đồng/ lọ 100ml, thuốc trừ sâu ở mức 18.000-20.000 đồng/gói từ 3-5 g, tăng từ 10-20% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trăn trở của người nông dân

Theo tính toán của các chuyên gia nông nghiệp, chi phí cho phân bón, thuốc bảo vệ thực vật chiếm khoảng 50% giá đầu vào của sản xuất nông nghiệp nên việc giá phân bón tăng cao tác động trực tiếp đến chi phí sản xuất. Đối với nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thì việc tạo ra con, cây giống và phân bón, thức ăn đã và đang là vấn đề được các nhà quản lý nông nghiệp quan tâm. Sau đại dịch Covid-19, giá phân bón, vật tư đầu vào của sản xuất nông nghiệp tăng cao đã khiến nông dân gặp nhiều thách thức, trồng lúa hiện không có lời hoặc lời ít. Đây là thời điểm buộc người làm nông phải tính toán cắt giảm chi phí phân bón, thuốc bảo vệ thực vật.

Phần lớn các địa phương đang áp dụng triệt để quy trình 1 phải (phải sử dụng giống xác nhận), 5 giảm (giảm lượng giống gieo sạ, giảm lượng thuốc bảo vệ thực vật, giảm lượng phân đạm, giảm lượng nước, giảm thất thoát sau thu hoạch). Nếu áp dụng được những điều nói trên thì sẽ giảm được cái thứ 6 (giảm phát thải khí nhà kính). Thực hiện tốt chi phí sản xuất giảm 25% so với sản xuất theo cách thông thường, đặc biệt năng suất sẽ tăng, chất lượng gạo ổn định và giá bán cũng tăng.

Nhưng theo Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT), giai đoạn 2017 – 2020 Việt Nam sử dụng bình quân 10,3 triệu tấn/năm, trong đó phân bón hóa học sử dụng 7,6 triệu tấn (tỷ lệ 73,7%), còn lại là phân bón hữu cơ. Lượng phân bón sử dụng trung bình cả nước khoảng 753kg/ha gieo trồng, cao hơn so với mức trung bình trên thế giới. Đối với thuốc bảo vệ thực vật, cả nước sử dụng gần 52.000 tấn thuốc bảo vệ thực vật thành phẩm, trung bình 3,81kg/ha gieo trồng (tương đương khoảng 1,58kg hoạt chất (a.i)/ha gieo trồng, số liệu năm 2020).

Các chỉ số về việc sử dụng phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật đang cao hơn các nước khu vực và trên thế giới, vẫn cần phải tính đến việc cắt giảm. Người nông dân đang loay hoay tìm cách tiếp cận với các ứng dụng công nghệ cao nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu và làm như thế nào?

p.jpg

Doanh nghiệp bắt nay với nhà nông

Từ năm 2020 đến nay, các tỉnh Ninh Bình, Hà Nam, Nghệ An đã phối hợp với nhà sản xuất (Công ty Nanofarm Đăng Quang) đưa phân công nghệ nano vào đồng ruộng bước đầu cho nhiều phản hồi tích cực. Tại Ninh Bình, Hà Nam kết quả, năng suất tăng khoảng 30% trở lên. Riêng trên lúa, cây cứng, khỏe, hạn chế sâu bệnh và giảm khoảng 50% lượng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) sử dụng. Theo báo cáo củaThống kê cụ thể, tổng chi phí trên những ruộng sử dụng nano silic giảm khoảng 4,8 triệu đồng/ha. Trong đó, lượng thuốc BVTV giảm 50%, phân bón giảm từ 30-40%.

Ứng dụng phân bón nano, năng suất lúa tăng trung bình 30% so với sử dụng những loại phân bón thông thường. Trên cây dưa chuột, chi phí giảm tới 12,5 triệu đồng/ha. Dưa lê là hơn 5 triệu đồng/ha. Với rau, chi phí tiết kiệm chừng 9,2 triệu/ha. Với cây lạc, nông dân các tỉnh vùng Bắc bộ đã giảm được chi phí 5,7 triệu đồng/ha, cây khoai lang là 5 triệu đồng/ha.

Các huyện Thanh Liêm, Bình Lục (Hà Nam) đã triển khai sử dụng phân bón hữu cơ PAN trên diện 50ha hiệu quả kinh tế cao hơn sử dụng phân hóa học thông thường 5,6 triệu đồng/ha. Dùng bón phân hữu cơ PAN, cây lúa khỏe, bông mẩy, gạo thơm, ngon và  giảm được đến 30% lượng phân bón vô cơ, giảm cả số lần sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.

Vụ hè thu 2023 mới đây, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Đô Lương đã phối hợp cùng Công ty Đăng Quang triển khai mô hình sử dụng phân bón hữu cơ PAN cho cây lúa tại 40ha tại khu vực Đồng Kè của xã Lạc Sơn (Huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An). Năng suất lúa bình quân tại mô hình đạt 80 tạ/ha, tổng thu 39 triệu đồng/ha, lợi nhuận 30%, cao hơn 6,6 triệu đồng đồng/ha so với tập quán canh tác thông thường.

Đối với cây chè, tại  xã Minh Hợp (huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An) đã sử dụng phân hữu cơ PAN bón thử nghiệm trên 3 lứa chè liên tiếp và mang lại kết quả khá mỹ mãn, lứa 1 cho năng suất 2.325kg/ha, cao hơn 19,2% so với điều kiện bình thường. Ứng dụng phân công nghệ nano sẽ giúp người dân bỏ tập quán canh tác sản xuất lúa của người dân ít sử dụng các loại phân bón lá. Nông dân có điều kiện sử dụng máy bay không người lái phun phân bón lá PAN kết hợp thuốc BVTV trên diện tích lớn, đồng trà, đồng giống, cùng quy trình thâm canh.

u.jpg

Tận mắt thấy sự thành công, ông Nguyễn Văn Đệ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An đã đề nghị Công ty Cổ phần Nano Industry Đăng Quang tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Sở NN-PTNT Nghệ An và các địa phương trong tỉnh nhân rộng mô hình sử dụng phân bón lá hữu cơ PAN trong thời gian tới. Được biết sau Nghệ An, khá nhiều địa phương khác đang có kế hoạch tiến hành thực nghiệm trồng lúa, cây ăn quả sử dụng phân hữu cơ PAN theo đúng tinh thần Nghị quyết số 06-NQ/TW, ngày 05/11/2016  của BCH TW khóa XII.

Mấu chốt của mô hình này là chính quyền lựa chọn giới thiệu nhà sản xuất, cung cấp phân bón công nghệ cao hợp tác, hướng dẫn nông dân sử dụng miễn phí tại các ruộng thực nghiệm. Chính người nông dân thấy được hiệu quả của sử dụng phân bón công nghệ cao, sẽ là người quyết định việc có tiếp tục sử dụng hay không. Nông dân Ninh Bình, Hà Nam, Nghệ An đã tận mắt chứng kiến 1 lít phân bón PAN (giá 500 ngàn đồng) có thể phun qua lá hoặc tưới gốc trên diện tích 1-1,5ha, tăng năng suất cây trồng, cũng như chất lượng nông sản, kéo dài thời gian bảo quản sau thu hoặc lại bảo vệ môi trường sống.

 

 

Nguồn: Báo doanhnghiepthuonghieu

Bạn cũng có thể thích