Hội thảo trực tuyến về thúc đẩy quản lý nước bền vững
Hội thảo trực tuyến về thúc đẩy quản lý nước bền vững
Ngày 26-11, UBND tỉnh Kiên Giang, phối hợp cùng Ngân hàng Thế giới (WB) và Cơ quan Phát triển quốc tế Úc (Aus AID), tổ chức hội thảo trực tuyến về “Thúc đẩy quản lý nguồn nước bền vững trên đảo Phú Quốc”.
Theo báo cáo Sở xây dựng tỉnh Kiên Giang về quy hoạch cấp nước, thoát nước và xử lý nước thải thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang đến năm 2030. Theo hiện trạng dân số toàn đô thị 144.705 người, tỷ lệ đô thị hóa đạt 54%; Toàn thành phố khoảng 36.176 hộ trong đó số hộ dân được cấp nước: 12.806 hộ. Tỷ lệ hộ dân được cấp nước sạch hợp vệ sinh đạt 100%; Do Trung tâm nước sạch VSMT quản lý vận hành. Công suất: thiết kế 24.000 m3/ngày; khai thác 22.000- 24.000 m3/ngày; sản xuất bình quân 21.000 – 23.000 m3/ngđ. Nhu cầu sử dụng phát triển nhanh, công suất NMN hiện tại không đủ đáp ứng trong những năm tiếp theo.
Tại hội thảo các chuyên gia cũng đã đánh giá quản lý tổng hợp Tài nguyên nước tại Phú Quốc. Theo đó thách thức về Nhu cầu cấp nước đô thị gia tăng: Hồ chứa lớn duy nhất của Phú Quốc – hồ chứa Dương Đông – cấp nước cho khu vực đô thị đáp ứng được nhu cầu của khoảng một nửa dân số trên đảo, việc quản lý nước ngầm còn bất cập. Đảo Phú Quốc thiếu các cơ sở thu gom hay xử lý nước thải tập trung. Hiện nay, khoảng 40 tấn chất thải rắn/ngày trong tổng số khoảng 270 tấn tạo ra/ngày chưa được thu gom. Tại một số khu vực, vấn đề chất lượng nước mặt trở nên nghiêm trọng và tồi tệ hơn đang ngày càng hiển hiện rõ nét Tình trạng ngập lụt cục bộ. Xói lở bờ biển ngày càng trở nên tồi tệ hơn. Biến đổi khí hậu có khả năng ảnh hưởng đến hầu hết các vấn đề về nước ở Phú Quốc, do mực nước biển dâng và xói lở do triều cường, dẫn đến nguồn cấp nước thành thị và nông thôn dễ bị tổn hại. Các hình thái mưa ngày càng cực đoan sẽ làm hạn hán và ngập lụt trầm trọng hơn trong tương lai. Dự báo nhu cầu sử dụng nước, đến năm 2030, TP. Phú Quốc sẽ phải cung cấp nước sạch cho khoảng 500.000 người với công suất 120.000m3/ngày. Đồng thời, phải thu gom và xử lý khoảng 72.000m3 nước thải/ngày, trong đó gần 5.000m3 là nước thải công nghiệp.
Các chuyên gia cho rằng, để giải quyết những vấn đề này một cách có hệ thống theo hướng phù hợp với phương pháp IWRM như: Bảo tồn rừng tự nhiên, các chiến dịch trồng cây và trồng rừng, đập tràn, bãi sông trồng rau, tăng cường chức năng cho các hồ chứa, vùng đất ngập nước kiến tạo, quản lý khai thác nước ngầm, cải thiện hệ thống thoát nước, giải quyết hoạt động xử lý nước thải đô thị, giải quyết vấn đề thu gom chất thải rắn đô thị…nhằm tạo ra lợi ích các cơ hội giải trí và du lịch, nâng cao lợi ích của rừng, tăng thu nhập cho người dân địa phương trong xây dựng và bải trì, mang lại cơ hội giải trí và du lịch, cung cấp các hoạt động nghỉ dưỡng, bảo vệ cơ sở hạ tầng quan trọng và cải thiện khả năng sẵn sang ứng phó khẩn cấp và giảm sự phụ thuốc vào tài nguyên nhập khẩu…
Phú Quốc phải đối mặt với nhiều thách thức về nước khác, hầu hết liên quan đến tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trên đảo do sự gia tăng số lượng khách du lịch gần đây. Nhu cầu nước ở đô thị và nông thôn ngày càng tăng, làm tăng mức ô nhiễm từ nước thải, nước mưa và chất thải rắn. Từ các giải pháp đã nghiên cứu có thể đóng góp vào ứng phó ngập đô thị và đưa ra cơ sở để ứng dụng rộng rãi hơn, thông minh hơn cho các đô thị đang bị ảnh hưởng lớn vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, đặc biệt là thành phố Phú Quốc tỉnh Kiên Giang.
Ngay sau khi Hội thảo này Uỷ ban Nhân dân tỉnh yêu cầu Ban quản lý dự án Đầu tư xây dựng các công trình NN và PTNT chủ trì, phối hợp với BQLKKTPQ, UBND Thành phố Phú Quốc và các sở ngành có liên quan phối hợp với ngân hàng thế giới tại Việt Nam, các đơn vị tư vấn tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện công tác chuẩn bị đầu tư của dự án trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, để dự án sớm được đầu tư đưa vào khai thác sử dụng kế hoạch, tiến độ đã đề ra Ông Nguyễn Thanh Nhàn Phó chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang cho biết.
Thông qua hội thảo nhằm đánh giá thực trạng và đưa ra các giải pháp nhằm xem xét các cơ hội áp dụng các giải pháp dựa vào các điều kiện tự nhiên để giải quyết những vấn đề khó khăn về tài nguyên nước cho Phú Quốc hiện nay. Đồng thời tạo nền tảng nhằm phát triển Phú Quốc hướng đến tăng trưởng xanh và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường.
Nguồn: Báo Môi Trường và Đô Thị