Hội nghị thúc đẩy triển khai Phần mềm chăm sóc dinh dưỡng cho mẹ và bé của Ajinomoto tại Thái Bình
Thái Bình ứng dụng Phần mềm vào việc chăm sóc bà mẹ, trẻ em
Vừa qua, Hội nghị triển khai phần mềm “Xây dựng thực đơn cân bằng dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai, bà mẹ cho con bú và trẻ em từ 7 tháng đến 60 tháng tuổi” (gọi tắt là Phần mềm) đã được tổ chức bởi Công ty Ajinomoto Việt Nam, theo sự chỉ đạo của Vụ Sức khỏe Bà mẹ – Trẻ em, Bộ Y tế phối hợp với Sở Y tế tỉnh Thái Bình, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thái Bình.
Hội nghị có sự hiện diện của ông Trần Đăng Khoa – Phó Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ – Trẻ em (Bộ Y tế); đại diện Sở Y tế tỉnh Thái Bình; BS.CK II Lê Thị Hồng Nhung – Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thái Bình; Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh và các cán bộ y tế địa phương.
Ông Trần Đăng Khoa – Phó Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ – Trẻ em phát biểu tại Hội nghị tập huấn tại tỉnh Thái Bình.
Tại đây, các cán bộ y tế đã tiếp cận các nội dung hữu ích từ Phần mềm và cách thức triển khai Phần mềm hiệu quả đến các đối tượng thụ hưởng gồm bà mẹ mang thai, cho con bú hoặc người chăm sóc trẻ dưới 5 tuổi tại địa phương thông qua các chia sẻ từ Ajinomoto Việt Nam.
“Kho tàng” thực đơn dinh dưỡng cho bé tương ứng với từng tháng tuổi.
Một trong những nội dung đáng chú ý từ Phần mềm là Ngân hàng thực đơn cân bằng dinh dưỡng dễ dàng áp dụng tại nhà với hơn 2000 món ăn dinh dưỡng ngon miệng được nghiên cứu kỹ lưỡng dựa trên nhu cầu, đặc tính sinh lý, khẩu vị vùng miền… dành cho các mẹ bầu, cho con bú hoặc trẻ dưới 5 tuổi. Ngoài ra, các chức năng như Theo dõi sức khỏe tại nhà, Theo dõi dinh dưỡng và vận động… sẽ hỗ trợ các mẹ rất nhiều trong quá trình theo dõi sự phát triển, chăm sóc tốt cho sức khỏe, dinh dưỡng bản thân và con nhỏ.
Các cán bộ y tế tại Thái Bình chăm chú tiếp nhận các nội dung hữu ích từ Phần mềm.
“Trong quá trình mang thai, nếu mẹ thiếu dinh dưỡng thì thai nhi sẽ kém phát triển. Đối với trẻ nhỏ thiếu dinh dưỡng thì thường nhẹ cân, dễ mắc bệnh. Phần mềm Dinh dưỡng mẹ và bé là công cụ khoa học, hỗ trợ hiệu quả cho công tác chăm sóc dinh dưỡng bà mẹ và trẻ em. Sau tập huấn, tôi đã có đủ kỹ năng để tuyên truyền các nội dung hữu ích từ Phần mềm đến phụ nữ mang thai, cho con bú, mẹ nuôi con nhỏ ở địa phương mình.” – Nữ hộ sinh Bùi Thị Tuyết, Bệnh viện Đa khoa huyện Kiến Xương cho biết.
Đây là chuỗi hoạt động nằm trong khuôn khổ Chương trình Dinh dưỡng Bà mẹ và Trẻ em do Công ty Ajinomoto Việt Nam phối hợp với Vụ Sức khỏe Bà mẹ – Trẻ em và Viện Dinh dưỡng Quốc gia – Bộ Y tế thực hiện, đóng góp vào mục tiêu cải thiện tình trạng dinh dưỡng cho bà mẹ và trẻ em Việt Nam.
Dự án “Bữa ăn học đường” mở rộng đến các cơ sở cung cấp suất ăn
Kế thừa các mục tiêu phát triển bền vững từ tập đoàn Ajinomoto Nhật Bản, công ty Ajinomoto Việt Nam không triển khai và thúc đẩy các sáng kiến dinh dưỡng, đóng góp cho mục tiêu nâng cao tầm vóc và trí tuệ Việt Nam. Đặc biệt phải kể đến Dự án “Bữa ăn học đường” do Ajinomoto Việt Nam triển khai cùng Bộ Giáo dục & Đào tạo, Viện Dinh dưỡng Quốc Gia (Bộ Y tế) đã cải thiện chất lượng các bữa ăn tại hơn 4200 trường tiểu học bán trú và hơn 1,4 triệu học sinh tiểu học trên toàn quốc.
Dựa theo ngân hàng thực đơn dinh dưỡng phong phú, phân chia cụ thể theo khẩu vị 3 miền từ Dự án, nhà trường luân phiên đổi món cho học sinh từ thực đơn có sẵn hoặc tự tạo thực đơn mới kết hợp các món có sẵn trong thực đơn hoặc chọn nguyên liệu phù hợp với địa phương. Ngoài ra, Dự án còn cung cấp công cụ giáo dục kiến thức dinh dưỡng thực phẩm cho học sinh và xây dựng “Bếp ăn bán trú” theo mô hình “Bếp ăn một chiều của Nhật Bản”.
Không chỉ các trường học trên toàn quốc, nhiều đơn vị cung cấp suất ăn hiện nay cũng đang sử dụng tính năng Xây dựng Thực đơn Cân bằng Dinh dưỡng từ Dự án Bữa ăn học đường để cung cấp các suất ăn chất lượng, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho các trường tiểu học.
Quá trình chế biến suất ăn tại Thủy Mộc Foods.
Ông Nguyễn Hoàng Phúc – Giám đốc Công ty TNHH Thủy Mộc Food chia sẻ: “Chúng tôi đã tham gia các buổi tập huấn của Ajinomoto Việt Nam phối hợp với Sở và Phòng Giáo dục tổ chức nhằm từng bước áp dụng Phần mềm, từ 1 buổi lên 2, 3 buổi đến tất cả các ngày trong tuần. Để phù hợp với từng trường và khu vực, chúng tôi thay đổi thực đơn từ bộ thực đơn sẵn có trong phần mềm, thay đổi nguyên liệu cho phù hợp với địa phương nhờ công cụ tính toán và cân đối dinh dưỡng từ Phần mềm”.
Dương Giang