Hội KHHGĐ Việt Nam chăm sóc sức khỏe người di cư lao động trong các khu công nghiệp

Hội KHHGĐ Việt Nam chăm sóc sức khỏe người di cư lao động trong các khu công nghiệp

Dù tình hình Covid-19 còn phức tạp nhưng dự án JTF đã và đang tiếp tục thực hiện các mục tiêu đề ra là mở rộng tiếp cận để cung cấp dịch vụ cho công nhân.

Năm 2021, Trung ương Hội KHHGĐ Việt Nam đã xây dựng và bảo vệ thành công dự án “Mở rộng quan hệ đối tác nhằm cung cấp thông tin và dịch vụ SKSS/SKTD cho công nhân nhà máy” (Gọi tắt là Dự án JTF). Dự án có thời hạn 24 tháng và được hỗ trợ bởi Quỹ Ủy thác Nhật Bản (JTF) thông qua Hiệp Hội KHHGĐ Quốc tế (IPPF).

Mục đích của dự án là “Cải thiện đầu ra chăm sóc SKSS/SKTD cho người nghèo và lao động di cư dễ bị tổn thương tại nhà máy và người dân tại các vùng khó tiếp cận” tại 6 nhà máy/xí nghiệp/khu công nghiệp; các cộng đồng vùng sâu, vùng xa tại 3 tỉnh/thành phố: Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng và Bình Dương.

1

Dự án đã đặt ra 3 mục tiêu cụ thể bao gồm nâng cao năng lực cung cấp thông tin và dịch vụ SKSS/SKTD, dịch vụ y tế có chất lượng và chuyển tuyến; Trang bị thông tin và kiến thức về SKSS/SKTD và Quyền bao gồm cả HIV cho 6,000 công nhân nhà máy và 1,200 người dân cộng đồng; Nâng cao sức khỏe cho 6.000 công nhân nhà máy và 1.200 người dân tại các vùng khó tiếp cận thông qua cung cấp dịch vụ SKSS/SKTD có chất lượng

Ngay sau khi được phê duyệt, BQL dự án trung ương Hội đã xây dựng những hướng dẫn rất cụ thể đối với các địa bàn thực hiện dự án nhằm đảm bảo đáp ứng tốt nhất yêu cầu của nhà tài trợ cũng như đạt được các mục tiêu đã đề ra. Tuy nhiên, do tình hình dịch Covid-19 diễn ra hết sức phức tạp từ đầu năm đến nay nên dự án đã khặp rất nhiều khó khăn trong công tác tổ chức thực hiện. Toàn xã hội thực hiện giãn cách, các nhà máy, xí nghiệp đa phần phải đóng cửa nên dự án mới chỉ tổ chức được Hội thảo định hướng vào xây dựng kế hoạch vào tháng 4 năm 2021.

Dự án đã thiết kế và xây dựng các mô hình tác động thuận tiện cho các đối tượng đích trong việc tiếp cận thông tin, tư vấn và dịch vụ sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình như: Tổ chức cung cấp dịch vụ lưu động tại nhà máy cho công nhân di cư, tại cộng đồng vùng sâu vùng xa cho người dân khó tiếp cận dịch vụ. Xây dựng mô hình Câu lạc bộ công nhân với sức khỏe sinh sản. Đặc biệt dự án thiết lập đường dây điện thoại nóng từ các phòng khám để tư vấn và hướng dẫn công nhân chăm sóc sức khỏe từ xa, chuyển tuyến khách hàng đến nơi nhận dịch vụ khi có nhu cầu. Đây được xem là mô hình thích ứng với tình hình dịch Covid-19 vẫn còn diễn biến phức tạp.

Qua một thời gian hoạt động, mô hình cung cấp thông tin, tư vấn và hướng dẫn chăm sóc sức khỏe sinh sản qua điện thoại nóng đã được công nhân và người dân tại các khu công nghiệp đón nhận hết sức tích cực, đồng thời phản hồi dịch vụ hiệu quả. 

2

Chị Nguyễn Thị Ngọc Hà – Chủ tịch công đoàn Công ty TNHH Chí Hùng, Bình Dương, một trong những công ty được thụ hưởng từ dự án, cho biết: “Công nhân trong công ty Chí Hùng nói riêng và các công ty khác nói chung đa phần là công nhân di cư từ nhiều tỉnh/thành phố khác đến Bình Dương lao động trong các khu công nghiệp thường không có thời gian cho việc tìm hiểu kiến thức và kỹ năng chăm sóc sức khỏe sinh sản. Họ chỉ đi khám mỗi khi có những biểu hiện bất thường về sức khỏe. Vì vậy, dự án sẽ giúp cho công nhân có điều kiện thuận tiện để nhận dịch vụ ngay tại công ty”.

Chị Ngọc Hà cho biết thêm, ban lãnh đạo nhà máy đánh giá rất cao hoạt động của dự án và luôn tạo điều kiện để dự án tiếp cận công nhân ngoài giờ làm việc của họ. Công ty bố trí phòng y tế của nhà máy để đội cung cấp dịch vụ lưu động có thể cung cấp dịch vụ cho công nhân trong các KCN.

Sau một thời gian giãn cách do dịch Covid-19, đến nay, khi cả đất nước đang thực hiện Nghị quyết 128/NQ-CP “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19”, dự án JTF đã và đang tiếp tục thực hiện các mục tiêu đề ra là mở rộng tiếp cận để cung cấp dịch vụ cho công nhân.

Bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ

Bạn cũng có thể thích