Hội chứng gan thận – Báo động “đỏ” về vấn đề sức khỏe

Hội chứng gan thận – Báo động “đỏ” về vấn đề sức khỏe

Hiện nay, nhiều chuyên gia đánh giá hội chứng gan thận là một trong các tình trạng sức khỏe nghiêm trọng nhất. Phần lớn những người rơi vào trường hợp này rất nguy hiểm và đều khó vượt qua.

Hội chứng gan thận là gì?

Hội chứng gan thận (có tên khoa học tiếng anh là Hepatorenal Syndrome-HRS) là tình trạng thận bị suy giảm chức năng, thường xuất hiện ở những người mắc bệnh xơ gan cổ trướng có tiền sử mắc bệnh suy gan tiến triển, bệnh gan mạn tính và tăng áp lực tĩnh mạch cửa. Do hệ thống renin-angiotensin và hệ thống thần kinh giao cảm bị rối loạn chức năng tuần hoàn hoặc hoạt động quá mức gây ra tình trạng suy giảm chức năng thận.

Trong năm đầu, bệnh nhân suy gan có cổ chướng chiếm tỷ lệ khoảng 20% và trong những năm tiếp theo tỷ lệ này sẽ tăng dần lên 40%.

Người mắc hội chứng gan thận thường có thời gian sống trung bình khoảng 2 năm kể từ khi phát hiện bệnh (tỷ lệ tử vong chiếm đến 80-95%).

Empty

Hội chứng gan thận có tỷ lệ tử vong cao (Ảnh minh họa)

Nguyên nhân gây ra hội chứng gan thận

Thường gặp ở người bệnh có biểu hiện xơ gan mạn tính.

– Hội chứng gan thận ở người có tổn thương gan cấp tính như: viêm gan do rượu; viêm gan do virus; viêm gan nhiễm độc do thuốc, các chất gây độc; tổn thương gan do sốc (sốc tim, sốc nhiễm khuẩn, sốc phản vệ, sốc giảm thể tích…)

– Các yếu tố thúc đẩy gồm: nhiễm trùng dịch cổ chướng; mất dịch do nôn, tiêu chảy; giảm albumin máu; tăng thể tích tuần hoàn…

Triệu chứng của hội chứng gan thận

Có tình trạng bị suy gan tiến triển nặng: rối loạn đông máu, hôn mê gan, vàng da, suy dinh dưỡng.

Xuất hiện tình trạng vô niệu hoặc thiểu niệu: không có sự cải thiện mặc dù đặc bù albumin hoặc dùng thuốc lợi tiểu.

Không kèm theo sự biểu hiện của bệnh lý thực thể và suy chức năng thận.

Có tình trạng suy tuần hoàn: huyết áp ở động mạch giảm.

Empty

Ảnh minh họa

Type 1: hội chứng gan thận type 1 đặc trưng bởi tình trạng thận bị suy giảm chức năng tiến triển nhanh, tương đương với việc nồng độ creatinin huyết tương tăng gấp đôi. Trong vòng 2 tuần đầu, nồng độ creatinin huyết thanh có thể lên mức trên 226 mmol/L. Ở type 1, hội chứng gan thận thường phát triển sau những yếu tố thúc đẩy (đặc biệt là do nhiễm trùng dịch cổ trướng), nhưng đôi khi là xuất hiện tự phát.

Type 2: hội chứng gan thận type 2 đặc trưng bởi tình trạng chức năng thận suy giảm tiến triển ở mức độ trung bình. Làm xét nghiệm hóa sinh thường thấy nồng độ creatinin huyết thanh giao động trong khoảng 133 đến 226 mmol/L. Hội chứng gan thận type 2 thường đi kèm với cổ trướng dai dẳng. Bệnh có thể xuất hiện các yếu tố thúc đẩy hoặc tự tiến triển tự phát.

Tiên lượng của hội chứng gan thận type 1 rất nặng. Đối với bệnh nhân hội chứng gan thận type 2 thì tiên lượng sống thường ngắn hơn so với người bệnh xơ gan không bị suy thận nhưng vẫn khả quan, tích cực hơn so với type 1.

Biện pháp điều trị bệnh hội chứng gan thận

Đối với hội chứng gan thận type 1

Biện pháp điều trị triệt để nhất chính là ghép gan.

Sử dụng thuốc gây co mạch hoặc truyền albumin trong khi chờ để ghép gan.

Nếu bệnh nhân không mắc bệnh lý suy gan nặng hoặc thất bại khi điều trị thuốc gây co mạch thì có thể làm TIPS.

Khi đã được chẩn đoán xác định mắc hội chứng gan thận type 1 thì không được dùng thuốc lợi tiểu.

Nếu bệnh nhân có hiện tượng tăng kali máu nặng, phù phổi cấp hoặc toan chuyển hóa mà không đáp ứng điều trị thì xem xét sử dụng biện pháp chạy thận nhân tạo cho người bệnh.

Empty

Ảnh minh họa

Đối với hội chứng gan thận type 2

Ghép gan.

Hạn chế ăn muối. Khi điều trị cổ trướng (natri trong nước tiểu trên 30 mEq/l) chỉ dùng thuốc lợi tiểu.

Khi có cổ chướng căng, lớn thì kết hợp giữa truyền albumin và chọc tháo dịch cổ trướng.

Trong trường hợp bệnh nhân bị hạ natri huyết tương cần hạn chế lượng dịch.

Trong khi chờ được ghép gan thì có thẻ sử dụng TIPS hoặc thuốc có tác dụng co mạch.

Bạn cũng có thể thích