Hỗ trợ tiền cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số không có đất sản xuất

Bạn đọc Nùng Thị Mây (Bắc Kạn) hỏi: Gia đình tôi thuộc hộ đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi. Hiện gia đình tôi thiếu đất sản xuất và khó khăn về khai thác nước sinh hoạt. Chúng tôi đã kiến nghị địa phương hỗ trợ đất sản xuất tuy nhiên đã vài năm nay chưa được bố trí. Xin hỏi, trong trường hợp địa phương không bố trí được đất sản xuất thì gia đình tôi sẽ nhận được những hỗ trợ gì?

Câu hỏi của bạn Báo Tài nguyên & Môi trường tư vấn như sau:

Từ ngày 1/5/2022, Thông tư số 15/2022/TT-BTC quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 sẽ có hiệu lực. Theo đó, nếu chính quyền địa phương không bố trí được đất sản xuất, thì hộ không có đất hoặc thiếu đất sản xuất được hỗ trợ 1 lần chuyển đổi nghề. Mức hỗ trợ tối đa 10 triệu đồng/hộ để mua sắm nông cụ, máy móc làm dịch vụ sản xuất nông nghiệp, làm các ngành nghề khác. Trường hợp không có nhu cầu mua sắm nông cụ, máy móc thì được hỗ trợ học nghề để chuyển đổi nghề theo quy định.

dtts.jpg
Hộ đồng bào dân tộc thiểu số không có hoặc thiếu đất sản xuất được hỗ trợ 10 triệu đồng để chuyển đổi nghề  (Ảnh: Anh Hùng)

Ngoài ra, căn cứ danh sách các hộ dân được hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, đăng ký của các hộ dân về phương thức thực hiện; cơ quan được giao nhiệm vụ và dự toán kinh phí tổng hợp nhu cầu và phân loại theo từng phương thức thực hiện (các hộ dân nhận lu, bồn, téc, vật dụng chứa nước; tự làm bể chứa nước; tự đào giếng hoặc tự tạo nguồn nước khác) gửi cơ quan làm công tác dân tộc cấp huyện chủ trì, phối hợp với cơ quan tài chính cùng cấp tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định mức hỗ trợ cụ thể cho từng hộ dân, tối đa 3 triệu đồng/hộ (mỗi hộ chỉ được hỗ trợ 1 lần). Trường hợp mua sắm hiện vật để cấp cho các hộ dân, định mức chi nêu trên đã bao gồm các chi phí phát sinh khi tổ chức lựa chọn nhà thầu.

Việc cấp phát, thanh toán cho các đối tượng được hưởng chính sách thực hiện như sau: Đối với các hộ dân được cấp lu, bồn, téc, vật dụng chứa nước: Căn cứ danh sách đăng ký của các hộ dân, hợp đồng cung ứng giữa đơn vị được cấp có thẩm quyền giao nhiệm vụ với đơn vị cung ứng lu, bồn, téc, vật dụng chứa nước; số lượng thực tế cấp cho các hộ dân theo biên bản bàn giao giữa đơn vị cung ứng và từng hộ dân (có ký nhận của người đại diện hộ), cơ quan được giao nhiệm vụ và dự toán kinh phí thực hiện kiểm tra, rút dự toán tại Kho bạc Nhà nước để thanh toán cho các đơn vị cung cấp lu, bồn, téc, vật dụng chứa nước theo quy định;

Đối với các hộ dân tự làm bể chứa nước, tự đào giếng hoặc tự tạo nguồn nước khác: Căn cứ định mức hỗ trợ theo quy định và danh sách đăng ký của các hộ dân, sau khi có biên bản nghiệm thu khối lượng hoàn thành (có chữ ký xác nhận của đại diện hộ gia đình và ít nhất một tổ chức chính trị – xã hội tại địa phương), cơ quan được giao nhiệm vụ và dự toán kinh phí kiểm tra, thực hiện rút dự toán tại Kho bạc Nhà nước để thanh toán cho các hộ dân.

Đồng thời, hộ đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi còn được hỗ trợ kinh phí di chuyển đến nơi tái định cư. Mức hỗ trợ kinh phí di chuyển tính theo thực tế khi lập dự án, căn cứ quãng đường thực tế và đơn giá của loại phương tiện phổ thông tại địa phương. Trường hợp tự túc phương tiện, tự di chuyển bằng đường bộ.

Thông tư 15/2022 cũng quy định, ngân sách nhà nước hỗ trợ địa bàn bố trí dân xen ghép theo mức 60 triệu đồng/hộ để thực hiện các nội dung: điều chỉnh đất ở, đất sản xuất giao cho các hộ mới đến (khai hoang, bồi thường theo quy định khi thu hồi đất của các tổ chức, cá nhân khi thu hồi đất).

Bạn cũng có thể thích