Hiệu lực của chứng chỉ hành nghề xây dựng

(Xây dựng) – Tổ chức, cá nhân đã được cấp chứng chỉ năng lực, chứng chỉ hành nghề theo quy định của Luật Xây dựng năm 2014 trước thời điểm Nghị định số 15/2021/NĐ-CP có hiệu lực thi hành được tiếp tục sử dụng chứng chỉ theo lĩnh vực và phạm vi hoạt động xây dựng được ghi trên chứng chỉ đến khi hết hạn.

hieu luc cua chung chi hanh nghe xay dung
Ảnh minh hoạ (Nguồn: Internet).

Theo phản ánh của ông Nguyễn Huy Phong (Hà Nội), căn cứ Khoản 8, Điều 1 Nghị định số 100/2017/NĐ-CP ngày 16/7/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc các lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ Xây dựng thì thiết kế điện tử-viễn thông/công trình viễn thông và công nghệ thông tin (thiết kế mạng thông tin liên lạc) không thuộc lĩnh vực cấp chứng chỉ hành nghề.

Tuy nhiên, khi ông Huy tham gia gói thầu thiết kế công trình viễn thông vào tháng 8/2022 thì chủ đầu tư vẫn yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề thiết kế điện tử-viễn thông/công trình viễn thông, đồng thời một số cá nhân tham gia gói thầu như ông lại cung cấp được chứng chỉ thiết kế điện tử-viễn thông/công trình viễn thông (cấp tháng 10/2020).

Ông Huy hỏi, chứng chỉ thiết kế điện tử-viễn thông/công trình viễn thông được cấp sau thời điểm Nghị định số 100/2018/NĐ-CP có hiệu lực thì có đúng không? Có được sử dụng không?

Bộ Xây dựng trả lời vấn đề này như sau:

Các lĩnh vực không yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề khi thực hiện các hoạt động xây dựng được quy định cụ thể tại Khoản 3, Điều 62 Nghị định số 15/202-/NĐ-CP ngày 3/3/2021 của Chính phủ.

Căn cứ Khoản 11, Điều 110 Nghị định số 15/2021/NĐ-CP về điều khoản chuyển tiếp thì tổ chức, cá nhân đã được cấp chứng chỉ năng lực, chứng chỉ hành nghề theo quy định của Luật Xây dựng năm 2014 trước thời điểm Nghị định này có hiệu lực thi hành được tiếp tục sử dụng chứng chỉ theo lĩnh vực và phạm vi hoạt động xây dựng được ghi trên chứng chỉ đến khi hết hạn.

Nguồn: Báo xây dựng

Bạn cũng có thể thích