Hàng loạt xe tải vận chuyển đường kính nhập lậu bị bắt giữ

Ngày 17/12, Trung tá Tạ Quang Dung – Trưởng Công an huyện Đakrông cho hay, thực hiện đợt cao điểm ra quân tấn công, trấn áp tội phạm, bảo đảm an ninh trật tự dịp cuối năm, đơn vị tiếp tục ra quân, phát hiện và bắt giữ nhiều phương tiện ô tô tải vận chuyển lượng lớn đường kính trắng nhập lậu.

Trước đó, Công an huyện Đakrông phát hiện 9 phương tiện lưu thông trên Quốc lộ 9 đoạn qua địa bàn có biểu hiện nghi vấn. Sau khi dừng phương tiện kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện trên 8 ô tô tải van lần lượt có biển kiểm soát là 49D-005.42, 74D-001.20, 34D-016.44, 74D-002.61, 74D-000.60, 49D-002.01, 74D-002.29 và 74D-001.75 chở tổng cộng trên 27 tấn đường kính trắng. Một xe mang biển kiểm soát 60C-580.49 đang vận chuyển 54 con dê song không chứng minh được nguồn gốc hợp pháp của số động vật này cũng như giấy tờ theo quy định về điều kiện đảm bảo yêu cầu vệ sinh thú y. Vụ việc đang được Công an huyện Đakrông tiếp tục điều tra làm rõ, xử lý theo quy định của pháp luật.

Hàng loạt xe tải vận chuyển đường kính nhập lậu bị bắt giữ

Theo pháp luật hiện hành, hành vi vận chuyển hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ là vận chuyển hàng hóa không xác định đượnguồn gốc sản xuất hoặc nơi thực hiện các quy trình chế biến. Hàng hóa không rõ nguồn gốc lưu thông trên thị trường và đến tay người tiêu dùng làm giảm chất lượng cuộc sống gây ra nhiều hệ lụy cho xã hội.

Tại khoản 5 điều 44 Nghị định 109/2013/NĐ-CP quy định: “Hàng hóa vận chuyển trên đường không có hóa đơn, chứng từ hợp pháp khi cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, phát hiện hành vi vi phạm, ngoài việc bị xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn theo quy định tại Nghị định này, người nộp thuế còn bị xử phạt về hành vi trốn thuế theo quy định của Luật quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành”.

Đối với tội vận chuyển hàng hoá không rõ nguồn gốc sẽ bị xử phạt như trên kèm theo xử phạt hành chính tại Điều 21 Nghị định 185/2013/NĐ-CP: Xử lý vận chuyển hàng hóa không rõ nguồn gốc “Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây trong trường hợp hàng hóa có giá trị nhỏ hơn 1.000.000 đồng: Kinh doanh hàng hóa quá hạn sử dụng ghi trên nhãn hàng hóa hoặc bao bì hàng hóa; Đánh tráo, thay đổi nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa hoặc tẩy xóa, sửa chữa thời hạn sử dụng trên nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa nhằm kéo dài thời hạn sử dụng của hàng hóa; Kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ, xử phạt hàng hóa không có hóa đơn; Kinh doanh hàng hóa có nhãn, bao bì hàng hóa có hình ảnh, hình vẽ, chữ viết, dấu hiệu, biểu tượng hoặc thông tin khác sai sự thật, gây nhầm lẫn về chủ quyền quốc gia, truyền thống lịch sử hoặc phương hại đến bản sắc văn hóa, đạo đức lối sống, đoàn kết dân tộc và trật tự an toàn xã hội.

Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên. Hình thức xử phạt bổ sung cho những trường hợp vi phạm: Tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này. Tịch thu phương tiện vi phạm là công cụ, máy móc hoặc vật khác được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm đối với hành vi vi phạm trên.

Biện pháp khắc phục hậu quả khi vận chuyển hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ: Buộc tịch thu tiêu hủy tang vật vi phạm đang lưu thông trên thị trường đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này.

Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên nhãn hàng, bao bì hàng hóa, thu hồi loại bỏ yếu tố vi phạm trên nhãn hàng, bao bì hàng hóa đối với hành vi vi phạm quy định tại điều này. Buộc nộp lại số lợi nhuận bất hợp pháp có được nhờ thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điều này. Nếu vi phạm một trong những nội dung trên, không có giấy tờ chứng minh sẽ phải chịu xử phạt theo quy định của nhà nước ban hành.

An Nguyên

Nguồn: Tạp chí điện tử chất lượng Việt Nam

Bạn cũng có thể thích