Hạn hán và nguy cơ nghèo đói đối với 2,1 triệu người Kenya

Hạn hán và nguy cơ nghèo đói đối với 2,1 triệu người Kenya

MTĐT –  Thứ hai, 20/09/2021 16:34 (GMT+7)

Đại dịch Covid-19 làm tăng thêm tình trạng mất an ninh lương thực do làm giảm lực lượng lao động sẵn có tại Kenya – quốc gia vốn hoạt động canh tác tự cung tự cấp chủ yếu dựa vào lao động cộng đồng.

Cuộc khủng hoảng càng trầm trọng thêm do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 và ít mưa trước đó. Dự báo tình hình sẽ trở nên tồi tệ hơn vào cuối năm, vì các trận mưa từ tháng 10 đến tháng 12 được dự báo sẽ ở dưới mức bình thường.

Đại dịch Covid-19 làm tăng thêm tình trạng mất an ninh lương thực do làm giảm lực lượng lao động sẵn có tại Kenya – quốc gia vốn hoạt động canh tác tự cung tự cấp chủ yếu dựa vào lao động cộng đồng.

Các khu vực bị ảnh hưởng cũng là các khu vực mất an ninh lương thực nhất ở Kenya với mức độ nghèo đói cao.

Cơ quan Quản lý Hạn hán Kenya (NDMA) cho biết, người dân sống tại 23 hạt trên khắp các vùng khô hạn phía Bắc, Đông Bắc và ven biển của nước này sẽ “cần khẩn cấp” lương thực viện trợ trong sáu tháng tới, do lượng mưa quá ít từ tháng 3 đến tháng 5 năm nay.

tm-img-alt
Vùng đất khô cằn ở phía tây Turkana, một trong 23 quận ở Kenya đang đối mặt với nhu cầu cấp thiết về lương thực do mưa kém. Ảnh: Getty

Vào tháng 7, Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc tại Kenya cho biết, nước này cần 9,4 tỷ shilling Kenya (62 triệu bảng Anh) để giảm thiểu tác động của hạn hán từ tháng 7 đến tháng 11.

Tuần trước, Tổng thống Kenya Uhuru Kenyatta tuyên bố hạn hán là một thảm họa quốc gia, hứa hẹn đưa ra “các biện pháp giảm thiểu hạn hán toàn diện”.

Asha Mohammed, Tổng thư ký của Hội Chữ thập đỏ Kenya, cho biết hầu hết các quận bị ảnh hưởng bởi hạn hán cũng phải đối phó với châu chấu sa mạc, lũ quét và xung đột bộ lạc do nguồn tài nguyên ngày càng giảm. “Hai mùa mưa không như mong đợi, cào cào sa mạc tàn phá các vùng đất nông nghiệp và mọi người tranh giành những tài nguyên còn lại. 

Theo NDMA, các biện pháp giãn cách xã hội cũng đã hạn chế hoạt động nông nghiệp, làm giảm diện tích đất canh tác và sản xuất cây trồng dự kiến. Sản lượng ngô, lương thực chính của Kenya, dự kiến sẽ giảm 50% ở các vùng bị ảnh hưởng do diện tích canh tác thấp, trong khi một số khu vực sẽ mất mùa hoàn toàn. Vụ mùa kém sẽ ảnh hưởng đến những loại cây trồng có chu kỳ ngắn, chẳng hạn như rau.

Asha Mohammed, Tổng thư ký của Hội Chữ thập đỏ Kenya cho biết thêm, đã đến lúc Kenya phải nghĩ đến các biện pháp can thiệp trung và dài hạn để giảm thiểu khủng hoảng khí hậu và phá vỡ chu kỳ mất an ninh lương thực.

PV (T/h)

Nguồn: Báo Môi Trường và Đô Thị

Bạn cũng có thể thích