Hải Phòng phấn đấu phát triển hàng đầu về giáo dục nghề nghiệp
Đề án được xây dựng dựa trên quan điểm đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp. Đây là chủ trương, giải pháp quan trọng, lâu dài trong phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực có tay nghề cao, tạo động lực đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa thành phố, góp phần thực hiện 3 trụ cột kinh tế chủ yếu của thành phố (công nghiệp công nghệ cao, cảng biển – logistics, du lịch – thương mại). Đồng thời, giáo dục nghề nghiệp phải đổi mới và phát triển theo hướng hiện đại, đa dạng, mở, linh hoạt, liên thông; Chú trọng quy mô, cơ cấu ngành, nghề và chất lượng đào tạo; Quan tâm, đào tạo kỹ năng nghề cho người lao động; Đẩy mạnh hợp tác quốc tế, ngành, nghề đào tạo đạt trình độ tương đương với khu vực và thế giới; Có chính sách hỗ trợ giáo dục nghề nghiệp, ưu tiên phân bổ ngân sách trong ngân sách giáo dục – đào tạo và trong chương trình, dự án; Kết hợp tăng cường xã hội hóa giáo dục nghề nghiệp; …
Quyết định số 3473/QĐ-UBND
Mục tiêu của Đề án đến năm 2030 phấn đấu thu hút 50 – 55% học sinh tốt nghiệp THCS, THPT tại Hải Phòng vào hệ thống giáo dục nghề nghiệp’ thu hút từ 2.200 – 2.500 học sinh tốt nghiệp THCS, THPT các tỉnh, thành phố khác vào hệ thống giáo dục nghề nghiệp Hải Phòng; Tuyển sinh, đào tạo 12.000 học sinh, sinh viên trình độ trung cấp, cao đẳngl tỷ lệ nữ đạt trên 40% tổng chỉ tiêu tổng tuyển sinh mới; Đào tạo lại, đào tạo thường xuyên cho khoảng 50% lực lượng lao động; tỷ lệ lao động là người khuyết tật còn khả năng lao động được học nghề phù hợp đạt 40%; 100% nhà giáo đạt chuẩn; 90% cán bộ quản lý được đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng quản lý – quản trị hiện địa; Ít nhất có 70% có sở giáo dục nghề nghiệp và 100% chương trình đào tạo các ngành, nghề trọng điểm đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng; Phấn đấu chuẩn đầu ra chương trình đào tạo của các trình độ được tích hợp năng lượng số, có nội dung đào tạo phù hợp với phương thức chuyển đổi số; …
Mục tiêu của Đề án đến năm 2045 đáp ứng nhu cầu nhân lực có kỹ năng nghề cao, trở thành địa phương phát triển hàng đầu về giáo dục nghề nghiệp trong nước, trong khu vực Asean và bắt kịp trình độ tiên tiến của thế giới, có năng lực cạnh tranh vượt trội ở một số lĩnh vực ngành, nghề đào tạo.
Với mục tiêu đề ra, Hải Phòng sẽ cần sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, phát huy vai trò của MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị – xã hội thành phố. Đồng thời, phát triển, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, nghệ nhân, chuyên gia, người dạy nghề và cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp; Đẩy nhanh chuyển đổi số, chuẩn hóa các điều kiện bảo đảm chất lượng trong hoạt động giáo dục nghề nghiệp; Đẩy mạnh gắn kết chặt chẽ giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp và thị trường lao động; Tăng cường nguồn lực và hiệu quả đầu tư nguồn lực cho giáo dục nghề nghiệp;…
Đặc biệt, triển khai hiệu quả Khung trình độ quốc gia Việt Nam đối với các trình độ giáo dục nghề nghiệp và khung trình độ kỹ năng nghề quốc gia,baotr đảm gắn với thị trường lao động theo hướng mở, liên thông hiện đại, hội nhập và thích ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội thành phố trong từng giai đoạn; Tăng cường công tác hướng nghiệp trong giáo dục phổ thông, xây dựng chính sắc đặc thù của thành phố trong việc hỗ trợ đào tạo nghề; Nghiên cứu, xem xét việc thành lập Hội đồng phát triển giáo dục nghề nghiệp thành phố; thực hiện đổi mới công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về giáo dục nghề nghiệp; Triển khai các biện pháp thúc đẩy liên kết với các tỉnh, thành (Thái Bình, Hải Dương, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Hà Nội…); Chủ động và nâng cao hiệu quả hội nhập quốc tế về giáo dục nghề nghiệp;…
Nguồn: hoanhap.vn