Hà Nội: Cận cảnh công nhân đường sắt “đội nắng” duy tu cầu Long Biên

(Xây dựng) – Bất chấp thời tiết nắng nóng trong những ngày qua ở Hà Nội, gần 100 công nhân đường sắt vẫn đang tiến hành duy tu cây cầu Long Biên hơn 100 năm tuổi nhằm đảm bảo an toàn cho người dân đi lại qua đây.

Hà Nội: Cận cảnh công nhân đường sắt “đội nắng” duy tu cầu Long Biên
Cầu Long Biên từng là một trong những cây cầu thép lớn nhất trên thế giới vào thời điểm mới được xây dựng.

Cầu Long Biên được khởi công xây dựng vào năm 1898, hoàn thành năm 1902 với chiều dài gần 2km, do nhà thầu Daydé&Pillé thi công.

Cây cầu được ví như “tháp Eiffel nằm ngang” vắt qua dòng sông Hồng. Cầu Long Biên là gạch nối giữa quá khứ và hiện tại, trở thành giá trị tinh thần vô giá trong tâm trí người Hà Nội.

Hà Nội: Cận cảnh công nhân đường sắt “đội nắng” duy tu cầu Long Biên
Nhiều thanh tà vẹt đỡ đường ray có dấu hiệu bị hư hỏng, mục ruỗng.

Trải qua những biến cố lịch sử cùng sự bào mòn của thời gian, cầu Long Biên dần xuống cấp.

Cây cầu đã nhiều lần được tu sửa nhằm duy trì và đảm bảo khả năng sử dụng. Hiện tại, Công ty Cổ phần Đường sắt Hà Hải thuộc Tổng Công ty đường sắt Việt Nam cũng đang chịu trách nhiệm thi công sửa chữa cầu Long Biên. Việc tu bổ cầu được thực hiện trong tháng 6/2023. Tính đến thời điểm hiện nay, việc sửa chữa đang được tiến hành và dự kiến hoàn tất vào ngày 30/6/2023.

Trong thời tiết nắng nóng oi bức của tháng 6, các công nhân vẫn đang tiến hành hoạt động duy tu nhằm đảm bảo an toàn cho người dân đi qua cầu, đặc biệt là các đoạn đường ray tàu hỏa nhằm phục vụ vận tải đường sắt.

Một trong những công việc quan trọng trong công tác duy tu là gia công đục rãnh đặt ray cho các thanh tà vẹt gỗ để chuẩn bị thay thế khẩn cấp.

Hà Nội: Cận cảnh công nhân đường sắt “đội nắng” duy tu cầu Long Biên
Lối đi lên cầu Long Biên được bổ sung biển cảnh báo và dải phân cách để ngăn xe ôtô và xe ba gác đi lên.
Hà Nội: Cận cảnh công nhân đường sắt “đội nắng” duy tu cầu Long Biên
Hà Nội: Cận cảnh công nhân đường sắt “đội nắng” duy tu cầu Long Biên
Công nhân thực hiện duy tu cầu Long Biên giữa thời tiết nắng nóng.

Anh Nguyễn Văn Thông, một công nhân sửa chữa cầu Long Biên cho biết: “Tà vẹt có vai trò rất quan trọng giúp cố định khoảng cách giữa hai thanh ray, đồng thời hấp thụ lực của tàu chạy. Thanh tà vẹt sử dụng trong đợt sửa chữa thay cho các thanh tà vẹt cũ, hỏng lần này đều được làm bằng loại gỗ có độ chắc, bền và khả năng chịu va đập cao, thường là gỗ táu và gỗ lim”.

Hà Nội: Cận cảnh công nhân đường sắt “đội nắng” duy tu cầu Long Biên
Những thanh tà vẹt mới được đưa lên cầu để chuẩn bị thay thế các thanh tà vẹt mục.
Hà Nội: Cận cảnh công nhân đường sắt “đội nắng” duy tu cầu Long Biên
Những thanh tà vẹt được làm bằng loại gỗ có độ chắc, bền và khả năng chịu va đập cao, thường là táu và lim.

Hà Nội những ngày này thời tiết nắng nóng, oi bức. Thậm chí, những ngày vừa qua, nhiệt độ luôn dao động từ 36 – 39 độ C. Những công nhân sửa chữa cầu lúc nào cũng trong tình trạng áo ướt đẫm mồ hồi như tắm. Mặc dù vậy, họ vẫn miệt mài làm việc để cố gắng hoàn thành dự án đúng tiến độ.

Anh N.H.Q, một công nhân tham gia duy tu cầu Long Biên tâm sự: “Nắng nóng khiến công việc của anh em công nhân rất vất vả. Mặc dù vậy, chúng tôi vẫn đang nỗ lực để khắc phục các khó khăn. Công tác sửa chữa cũng được đẩy lên thực hiện sớm hơn vào buổi sáng và muộn hơn vào buổi chiều để tránh được khoảng thời gian nắng cao điểm. Ngoài ra, nước uống, thiết bị bảo hộ và chống nắng cũng là những vật dụng không thể thiếu được”.

Hà Nội: Cận cảnh công nhân đường sắt “đội nắng” duy tu cầu Long Biên
Những thanh gỗ chồng lên nhau được các công nhân sử dụng làm chỗ nghỉ ngơi, tránh nắng tạm thời.
Hà Nội: Cận cảnh công nhân đường sắt “đội nắng” duy tu cầu Long Biên
Lưu lượng phương tiện qua lại cầu Long Biên rất đông, nhất là trong giờ cao điểm. Do việc thi công chủ yếu tập trung ở đường ray tàu hỏa nên không ảnh hưởng nhiều đến các phương tiện lưu thông trên cầu.
Hà Nội: Cận cảnh công nhân đường sắt “đội nắng” duy tu cầu Long Biên
Hoạt động sửa chữa cầu Long Biên không ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của người dân sống xung quanh.

Về phía người dân, họ rất ủng hộ việc duy tu cầu Long Biên và hầu hết đều cho rằng việc sửa chữa không có ảnh hưởng gì đến cuộc sống sinh hoạt thường ngày của họ.

Ông Nguyễn Văn Hòa, một trong những người dân đang sinh sống gần cầu Long Biên cho biết: “Cây cầu đã hơn 100 tuổi nên không tránh khỏi sự xuống cấp. Mặc dù quá trình duy tu có gây ra tiếng ồn lớn và bụi bẩn, nhưng không chỉ tôi mà hầu hết mọi người sinh sống ở đây đều không cảm thấy khó chịu. Đối với chúng tôi, cây cầu Long Biên có một ý nghĩa tinh thần rất lớn nên ai cũng mong nó sớm được sửa chữa chắc chắn”.

Nguồn: Báo xây dựng

Bạn cũng có thể thích