Google Doodle hôm nay 29/9: Mừng Tết Trung Thu năm 2023

Google Doodle hôm nay 29/9: Mừng Tết Trung Thu năm 2023

Hôm nay 29/9 là ngày 15/8 Âm lịch, cũng chính là Tết Trung thu. Google đã thay đổi giao diện Google Doodle theo chủ đề Trung thu với những chiếc Bánh Trung thu trên màn hình tìm kiếm

Cứ vào dịp Tết Trung thu hằng năm tại Việt Nam, Google Doodle lại ưu ái thiết kế những hình ảnh đẹp mắt và đầy ý nghĩa.

Ngay bây giờ, khi truy cập trang chủ Google hoặc thực hiện các truy vấn tìm kiếm trên Google, bạn sẽ thấy giao diện đã được thay đổi. Hai chữ “O” trong Google nay đã thành hai cái bánh nướng, và bên trong phần nhân còn có cả trứng muối nữa đó.

tm-img-alt
Biểu tượng Google Doodle hôm nay 29/9.

Theo Google, lễ hội Trung Thu, còn được gọi là Lễ hội Thiếu nhi hoặc Tết Trung Thu, được tổ chức hàng năm tại Việt Nam. Nó diễn ra vào ngày 15 tháng 8 âm lịch hàng năm, khi trăng tròn sáng nhất trên bầu trời đêm. Người Việt tổ chức các bữa tiệc, múa lân, tụ họp gia đình và nhiều hoạt động khác để cảm tạ một mùa màng bội thu và cầu chúc may mắn.

Có một số truyền thuyết dân gian về nguồn gốc của Tết Trung Thu. Một câu chuyện kể về Hằng Nga, người đã trở thành một với mặt trăng sau khi uống một loại thuốc thần để giữ cho nó an toàn khỏi những tay ác. Một câu chuyện khác kể về Chú Cuội, một người chặt gỗ nghè nghèo khó đã tìm thấy một cây đa cổ thụ có lá phép thuật và sử dụng chúng để chữa lành cho một công chúa bị ốm. Khi cây bị hư hỏng, anh ta không thể giữ cho nó chắc chắn và lơ lửng lên mặt trăng cùng cây. Cuối cùng, có câu chuyện về Thỏ Trắng, con thỏ đã được mời sống trên mặt trăng sau khi thể hiện sự dũng cảm và lòng tốt của mình đối với ba tiên giả danh là người ăn xin.

Trong suốt Tết Trung Thu, người dân Việt Nam diễu hành qua các con phố với những chiếc đèn sắc màu rực rỡ, hy vọng thu hút sự chú ý của ba anh hùng này. Trong khi đó, các nhóm vũ công tài năng khoác lên mình những bộ trang phục sư tử trang trí và biểu diễn các show diễn kỹ thuật số sống động để mang lại may mắn và thịnh vượng cho tất cả những ai xem. Gia đình cũng tưởng nhớ tổ tiên của họ bằng cách dâng lên khay ngũ quả trước khi thưởng thức bánh dẻo và bánh nướng, những loại bánh ngọt và mặn gọi là mooncakes (giống như những chiếc bánh trong Doodle hôm nay!).

Ngày Tết Trung thu là Tết đoàn viên

Ý nghĩa Tết Trung thu không chỉ đơn thuần là một ngày để trẻ em vui chơi, mà còn là một ngày quan trọng và có ý nghĩa sâu sắc trong lòng mỗi người dân Việt. Đây là dịp để khơi dậy tình cảm gia đình và tạo nên những kỉ niệm đáng nhớ. Trong ngày này, không chỉ có trẻ em mà cả gia đình cùng quây quần bên nhau, tạo dựng một không gian ấm cúng và tràn đầy yêu thương.

Đây là thời điểm để các thành viên trong gia đình gặp gỡ, chia sẻ niềm vui và tâm tư, tạo ra những khoảnh khắc đáng nhớ và gắn kết hơn với nhau. Qua Trung thu, mọi người cùng nhìn lại quá khứ, đón nhận tương lai và trân trọng những giá trị gia đình, tình yêu và sự đoàn kết.

Tết Trung thu ở Việt Nam gắn liền với 8 hoạt động thú vị

Phong tục Tết Trung thu ở Việt Nam bao gồm các hoạt động như múa lân, đốt pháo hoa, rước đèn lồng, trò chơi dân gian và thưởng thức các món ăn truyền thống như bánh Trung Thu, trà, rượu và trái cây. Gia đình cùng nhau sum họp, quây quần bên nhau bày cỗ và phá cỗ.

Rước đèn

“Tết Trung thu rước đèn đi chơi…”, lời hát vang vọng từ tuổi thơ mỗi người dân Việt và trở thành một phần ký ức không thể thiếu. Tuổi thơ có ai không háo hức cầm những chiếc đèn ông sao sắc màu, rong ruổi khắp ngõ xóm và ca vang bài hát Tết Trung thu? Rước đèn Trung thu là hình ảnh Tết Trung thu quen thuộc và là phong tục còn lưu giữ đến hiện tại.

tm-img-alt
Trung thu xưa (Ảnh: sưu tầm)

Bày mâm cỗ Trung thu

Mâm cỗ Trung thu thường có trọng tâm là con chó làm từ tép bưởi và mắt đậu đen. Xung quanh có bày hoa quả và các loại bánh nướng, bánh dẻo thập cẩm hoặc bánh chay hình lợn mẹ với đàn lợn con. Hạt bưởi được xiên vào dây thép, phơi khô và đốt sáng đêm Trung Thu.

Các loại quả đặc trưng như chuối, cốm, quả thị, hồng đỏ và na dai cùng bưởi không thể thiếu. Khi trăng lên, mọi người cùng nhau phá cỗ và thưởng thức hương vị Tết Trung thu. Phong tục trông trăng liên quan đến sự tích Chú Cuội trên cung trăng, nơi trẻ em tin rằng hình chú Cuội ngồi gốc cây đa có thể nhìn thấy trên Mặt Trăng.

Làm đồ chơi cho trẻ em chơi Trung thu

Mặt nạ, đèn ông sư, đèn ông sao và đầu sư tử là những đồ chơi Trung thu phổ biến, được trẻ em rất thích thú. Hội An và Sài Gòn nổi tiếng với nghề thủ công làm lồng đèn và đèn giấy cho dịp này. Trong những ngày Tết Trung thu xưa, người dân thường tự làm trống bỏi, đèn ông sư, đèn ông sao, mặt nạ, tò he, chong chóng… cho trẻ em. Ngày nay, đồ chơi thường xuất xứ từ Trung Quốc và thường làm bằng nhựa mỏng.

Làm bánh Trung thu

Dường như hương vị Tết Trung thu được gói gọn trong những chiếc bánh Trung thu. Cách làm bánh Trung thu khá đơn giản nên người dân thường tự làm bánh Trung thu tại nhà, sử dụng các nguyên liệu truyền thống như gạo nếp, đậu xanh, dừa, hạt sen, mè, mứt trái cây… Bánh được trang trí bằng các khuôn đặc biệt để tạo nên hình dạng đẹp mắt như tròn, vuông với hai loại là bánh dẻo và bánh nướng. Bánh Trung thu không chỉ là món ăn ngon mà còn mang ý nghĩa gửi gắm sự sum vầy, đoàn kết và tình yêu thương gia đình trong mùa Trung thu.

tm-img-alt

Ngắm trăng Rằm tháng 8 tròn và sáng nhất

Vào đêm Trung thu, mọi người thường ra ngoài bày cỗ và trang trí các lồng đèn màu sắc, sau đó cùng nhau trông trăng, ngắm trăng. Trăng Rằm tháng 8 được cho là tròn và sáng nhất trong năm, tượng trưng cho sự trọn vẹn và tình yêu gia đình. Trong không gian yên tĩnh và trầm lắng, cả gia đình cùng nhau phá cỗ Trung thu và chia sẻ những câu chuyện, niềm vui của mùa trăng tròn. 

Hát trống quân

Hát trống quân là một phong tục truyền thống trong lễ Tết Trung thu ở Việt Nam. Với âm điệu nhịp nhàng và những tiếng trống vang lên, người ta hát theo nhịp ba “thình, thùng, thình”. Hát trống quân thường được thực hiện bởi các đôi nam nữ, tạo nên không khí vui tươi và náo nhiệt trong ngày lễ.

Múa lân

Múa lân Trung thu là một phong tục truyền thống đặc biệt trong lễ Tết Trung thu ở Việt Nam. Khoảng 2-7 người mặc trang phục lân điều khiển một con lân lớn, biểu diễn những động tác uyển chuyển và đầy màu sắc. Múa lân Trung thu thường diễn ra trước cửa nhà hoặc trên sân trường, đình làng, thu hút sự chú ý và niềm vui của mọi người. Nét đẹp và sự phối hợp của đội lân mang lại niềm hy vọng về may mắn và thịnh vượng trong năm mới.

Tặng quà cho nhau dịp Tết Trung thu

Trong ngày Trung thu, người dân Việt Nam thường tặng quà và dành tặng những lời chúc Trung thu tốt đẹp cho nhau. Mọi người thường chuẩn bị những món quà như bánh Trung thu, kẹo, đèn lồng, hoa quả để biếu cho gia đình, bạn bè, người thân và những người thân thiết để thể hiện lòng tri ân, tình cảm yêu thương và sự chia sẻ trong ngày lễ đặc biệt này. Nhận được những món quà Trung thu mang lại niềm vui và hạnh phúc cho mọi người, tạo nên không khí đoàn viên và ấm áp trong gia đình và cộng đồng.

H.Hà

Nguồn: Báo Môi Trường và Đô Thị

Bạn cũng có thể thích