Gợi ý cách bài trí bàn thờ gia tiên trong dịp Tết
Bài trí bàn thờ là hoạt động luôn được chú trọng vào mỗi dịp Tết Nguyên đán để con cháu có thể tỏ lòng biết ơn đến ông bà, tổ tiên và mong cầu năm mới may mắn, hạnh phúc.
Trong văn hoá tín ngưỡng của người Việt, bàn thờ là nơi để tưởng nhớ và bày tỏ sự tôn kính đến ông bà, tổ tiên. Tết Nguyên đán là dịp mỗi gia đình trang hoàng lại bàn thờ, như cách nhớ về cội nguồn sinh dưỡng, mời ông bà, tổ tiên về đón năm mới, khai xuân cùng con cháu.
Việc bài trí bàn thờ gia tiên ngày Tết không chỉ góp phần thoả mãn đời sống tâm linh của người Việt, mà còn thể hiện khát vọng về một năm mới ấm no, hạnh phúc.
Bàn thờ gia tiên ngày Tết có gì?
Bàn thờ gia tiên ngày Tết cần đầy đủ 2 yếu tố đồ thờ cúng và đồ dâng cúng.
Những món đồ thờ cúng không thể thiếu trên bàn thờ gia tiên ngày Tết là bát hương, đèn nến, nước tinh khiết… Những yếu tố này đại diện cho “đất – nước – lửa – gió” trong thiên nhiên, đồng thời tượng trưng cho tấm thân tứ đại của mỗi người.
Bài trí bàn thờ là cách con cháu thể hiện lòng thành kính, biết ơn đến các vị thần linh và những người đã khuất. |
Trên bàn thờ gia tiên, bát hương được đặt chính giữa thể hiện cho tinh tú. Trên bát hương có cắm hương vòng tượng trưng cho trục vũ trụ. Hai góc ngoài của bát hương luôn có đèn, nến tượng trưng cho mặt trời (bên trái) và mặt trăng (bên phải). Bát hương trong văn hoá Việt như sợi dây tâm linh vô hình, để mỗi khi gia chủ thắp hương cầu nguyện, thần linh và tổ tiên có thể chứng giám được lòng thành.
Đồ dâng cúng không thể thiếu gồm mâm ngũ quả, trầu cau, bánh trái… được đặt lên bàn thờ gia tiên, thể hiện lòng thành kính của con cháu trong những ngày đầu năm mới.
Mâm ngũ quả không chỉ là biểu tượng trên bàn thờ gia tiên dịp đầu năm, mà còn mang khát vọng về cuộc sống đủ đầy, hạnh phúc, bình yên. Tuỳ vùng miền với đặc trưng về khí hậu, sản vật và quan niệm, mỗi gia đình sẽ chọn những loại quả khác nhau để bày trên mâm ngũ quả.
Người miền Bắc thường chọn mâm ngũ quả ứng với màu sắc tượng trưng cho 5 hành (kim, mộc, thuỷ, hoả, thổ) theo quan niệm dân gian. Người miền Nam lại chọn mâm ngũ quả với mãng cầu, sung, dừa, đu đủ, xoài… tương ứng cách phát âm “cầu sung vừa đủ xài”. Trong khi đó, người miền Trung hầu như không kiêng kỵ loại quả nào, kể cả về hương vị, màu sắc lẫn tên gọi. Mâm quả ở miền Trung thường bao gồm thanh long, dưa hấu, xoài, bưởi, nho, dứa, táo, cam, lê, mãng cầu…
Phần lớn gia đình chọn mua bánh kẹo có màu đỏ, vàng tượng trưng cho hạnh phúc và giàu sang để bày lên bàn thờ gia tiên. |
Bên cạnh đó, trong dịp Tết, các gia đình cũng thường ưu tiên chọn mua bánh kẹo với màu sắc đỏ, vàng truyền thống. Theo quan niệm tâm linh của người Việt, màu đỏ mang ý nghĩa về hạnh phúc còn sắc vàng tượng trưng cho sự giàu sang. Do đó, để mong cầu an khang, thịnh vượng trong năm mới, nhiều gia đình thường lựa chọn một hộp bánh Chocopie mang sắc đỏ và Custas với màu vàng đặc trưng để bày lên bàn thờ gia tiên.
Trong suốt hơn 20 năm qua, những chiếc bánh của Orion luôn xuất hiện trên bàn thờ gia tiên của nhiều thế hệ người Việt, gắn liền với bản sắc văn hóa và đời sống hàng ngày, tượng trưng cho chữ “tình” kết nối các thành viên trong gia đình. Ý nghĩa biểu tượng ấy cùng hương vị ngọt ngào gợi cho mỗi người nhớ về ký ức của ngày Tết đoàn tụ, sum vầy bên người thân, đồng thời gửi gắm niềm hy vọng cho năm mới
Một số lưu ý khi bài trí bàn thờ gia tiên
Ngoài sự đủ đầy và tính thẩm mỹ, gia chủ cần tránh phạm phải những điều kiêng kỵ khi bài trí bàn thờ gia tiên để có thể thu hút may mắn và tài lộc cho gia đình.
Khi lau dọn bàn thờ gia tiên, trước hết, gia chủ cần chuẩn bị nhiều đồ dùng mới như chổi quét, khăn lau… Nước dùng để lau bàn thờ cũng phải sạch, có thể dùng nước muối, rượu gừng… Theo quan niệm dân gian, nếu dùng chổi, khăn lau dọn chung vốn mang nhiều uế tạp, sự tôn nghiêm nơi thờ cúng sẽ không được đảm bảo.
Trước khi bắt đầu, người dọn dẹp bàn thờ cần tắm rửa sạch sẽ, sau đó thắp hương để xin phép thần linh và gia tiên. Thứ tự lau dọn thường đi từ cao tới thấp. Bài vị tổ tiên được lau trước rồi chuyển sang bát hương và đèn nến xung quanh.
Thông thường, người dọn sẽ tỉa hoặc rút chân hương rồi lấy một chiếc thìa nhỏ để xúc tro ra ngoài, tránh tán tài, tán lộc. Gia chủ có thể dùng 7 tờ tiền vàng đốt hơ quanh bát hương thờ Phật, hoặc 3 tờ tiền vàng cho bát hương thờ tổ tiên. Khi tiền vàng cháy một nửa, người đốt sẽ đặt trong bát hương, đợi cháy hết rồi đổ tro vào một lần. Như vậy gọi là “ra nhỏ vào lớn”, với ý nghĩa “tiền ra nhỏ giọt, tiền vào như thác đổ”.
Bát hương thường được đặt chính giữa bàn thờ gia tiên, nên việc lau dọn cần nhiều công đoạn tỉ mỉ và đòi hỏi sự cẩn thận. |
Khi hương đầy, nhiều gia đình thường tỉa và đổ bớt chân hương. Tuy nhiên, để lại 3, 5 hoặc 7 chân hương được cho là cách làm đúng nhất. Đặc biệt, gia chủ không được vứt chân hương bừa bãi. Chân hương tỉa xong thường được đem đốt, sau đó thả cùng tro hoặc hòa nước bón cây.
Ngoài ra, việc để đổ vỡ, xê dịch đồ thờ cúng cũng là một trong những điều kiêng kỵ khi lau dọn, bài trí bàn thờ gia tiên. Gia chủ cần tiến hành công việc nhẹ nhàng, bởi thờ cúng là cách để con cháu thể hiện lòng thành với các vị thần linh và những người đã khuất.
Nguồn: Báo xây dựng