Giúp doanh nghiệp tăng lợi nhuận nhờ hạch toán chi phí dòng nguyên liệu (MFCA)

MFCA là phương pháp về hạch toán chi phí môi trường mà cùng lúc đạt được việc giảm thiểu tác động lên môi trường và cải thiện hiệu quả kinh doanh. MFCA phù hợp với tất cả các ngành công nghiệp sử dụng nguyên vật liệu và năng lượng, với bất kỳ loại và quy mô nào, có hoặc không có hệ thống quản lý môi trường tại chỗ.

Có thể coi đây là một sự thay thế đối với tổ chức để cân nhắc những vấn đề môi trường, bao gồm khan hiếm nguyên vật liệu, biến đổi khí hậu và các quy định môi trường ngày càng nghiêm ngặt đối với mọi quyết định kinh doanh và đạt được phát triển bền vững.

MFCA là phương pháp về hạch toán chi phí môi trường nhằm giảm thiểu tác động lên môi trường và cải thiện hiệu quả kinh doanh 

Theo đó, MFCA giúp doanh nghiệp xác định số lượng mỗi nguyên liệu cũng như giá thành (bao gồm nguyên liệu, quá trình chế biến và chi phí xử lý chất thải). Theo các nhà nghiên cứu năng suất của Tổ chức Năng suất châu Á, sự khác biệt giữa MFCA và hạch toán chi phí thông thường đó là MFCA không đòi hỏi bất cứ yêu cầu cụ thể nào liên quan tới loại sản phẩm, dịch vụ, kích cỡ và cấu trúc hoặc địa điểm.

Thêm nữa, MFCA có thể được mở rộng tới nhiều tổ chức thuộc chuỗi cung ứng. MFCA được cấu thành bởi 3 yếu tố chính là: Nguyên liệu, dòng (MFCA) truy xuất nguồn gốc tất cả mọi nguyên liệu đầu vào qua các quá trình sản xuất đồng thời đo lường các sản phẩm và nguyên liệu thất thoát (chất thải) và kiểm toán chi phí.

MFCA tập trung vào việc truy xuất nguồn gốc chất thải, khí thải và phế phẩm đồng thời có thể giúp thúc đẩy kết quả hoạt đông kinh tế và môi trƣờng của tổ chức, doanh nghiệp. MFCA là công cụ quản lý thúc đẩy việc sử dụng hiệu quả các nguyên liệu một cách thực tế hơn nhằm đóng góp vào việc giảm thiểu chất thải, khí thải và phế phẩm.

Đồng thời, MFCA giúp doanh nghiệp tăng tính minh bạch của dòng vật liệu, là chìa khóa giải quyết và cải thiện thành công vấn đề. Bằng cách giải quyết các vấn đề, tổ chức có thể tăng năng suất nguồn lực của mình và cùng lúc giảm chi phí. Điều này phù hợp với khái niệm năng suất xanh.

Bằng cách ứng dụng MFCA, các chi phí tài chính như chi phí xử lý và nguyên liệu thất thoát được xác định. Đồng thời, các thất thoát điển hình được xác định bởi MFCA bao gồm: chi phí xử lý chất thải đối với nguyên liệu thất thoát; chi phí mua hàng đối với nguyên liệu thất thoát được bán cho nhà thầu tái chế bên ngoài; chi phí hệ thống đối với nguyên liệu thất thoát (lao động, khấu hao, nhiên liệu, tiện ích và những chi phí khác); chi phí hệ thống được yêu cầu để tái chế nguyên vật liệu; chi phí nguyên liệu và hệ thống đối với các sản phẩm trong kho, những nguyên liệu đang được sử dụng…

Tập đoàn Nitto Denko (Nitto) là nhà sản xuất nguyên liệu đa năng hàng đầu Nhật Bản, chuyên cung cấp nhiều loại sản phẩm bao gồm băng dính, nhựa vinyl, màn hình LCD, vật liệu cách nhiệt và màng thẩm thấu ngược. Nitto từng là mô hình công ty đầu tiên giới thiệu MFCA với sự hỗ trợ của Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản vào đầu những năm 2000.

Nitto luôn cam kết tăng cường hiệu quả và giảm thiểu tác động của các hoạt động tới môi trường. Là một phần của các hoạt động quản lý môi trường, Nitto nhận thấy hệ thống kiểm toán môi trường của mình không đại diện đầy đủ cho toàn bộ những chi phí tác động môi trường của các hoạt động trong công ty. Dây chuyền sản xuất của công ty gây ra một lượng lớn nguyên liệu thất thoát trong quá trình sản xuất.

Tại thời điểm đó, Công ty tìm kiếm các giải pháp thay thế cho việc kiểm toán môi trường thông thường hiện có. Và Nitto đã được Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản giới thiệu MFCA. Trong giai đoạn đầu của dự án, quản lý cấp cao (CEO của công ty) đã thể hiện sự quan tâm và cam kết mạnh mẽ đối với dự án.

Dựa trên những tiêu chí này, băng keo được sử dụng trong sản xuất các thiết bị điện tử tại nhà máy Toyohashi được chọn lựa cho sản phẩm mục tiêu của việc thực hiện MFCA. Sau khi hoàn thành dự án, Nitto đã công nhận tiềm năng của MFCA như một công cụ quản lý.

Cụ thể hơn, Nitto đã công nhận MFCA có thể hỗ trợ việc theo đuổi những mục tiêu trên toàn công ty; giúp làm rõ tổn thất về chi phí và cho phép nhà quản lý thiết lập các mục tiêu rõ ràng đối với việc cải tiến. Mặt khác, MFCA cung cấp cách thức xác định việc giảm chi phí tiềm năng và những tác động tích cực tới môi trường; góp phần làm tăng năng suất nguyên liệu và tăng cường tính cạnh tranh.

Bảo Linh (t/h)

Nguồn: Tạp chí điện tử chất lượng Việt Nam

Bạn cũng có thể thích