Gìn giữ văn hoá xưa ngày cận Tết: Kế thừa và phát huy phong tục xưa như nào trong cuộc sống hiện đại

(Xây dựng) – “Văn hóa truyền thống mất đi là điều không thể sám hối. Đã đến lúc cần phải coi biên giới là một khái niệm và mở. Đã đến lúc coi cái đẹp của nước Việt, văn hóa Việt, truyền thống Việt cũng là biên giới. Nếu để mất văn hóa là mất nước.” – Chia sẻ của hoạ sĩ Lê Thiết Cương trong một buổi toạ đàm với các bạn sinh viên ngành nghệ thuật tại Hà Nội về sự gìn giữ và phát triển những nét văn hoá truyền thống Việt đang dần biến mất.

Gìn giữ văn hoá xưa ngày cận Tết: Kế thừa và phát huy phong tục xưa như nào trong cuộc sống hiện đại
Việt Nam ta có rất nhiều phong tục cổ truyền đẹp.

Trong môi trường hiện đại, giới trẻ đang phải đối diện với nhiều lựa chọn mới và ảnh hưởng đa dạng từ văn hóa toàn cầu. Ngược với sự đa dạng toàn cầu và cách tiếp cận nhanh chống qua không gian mạng thì những giá trị truyền thống Việt dường như lại trầm lắng hơn. Liệu do những nét văn hoá ấy đã không còn phù hợp hay chúng ta đang thờ ơ?

Ngay trong những ngày lễ cận kề, với thế hệ 7x hay 8x ngày trước có rất nhiều điều để mong chờ, là lúc gia đình sum vầy gói bánh chưng và nổi củi lửa thức cả đêm, là những câu chào năm mới khi nhà nhà đi chúc Tết, là những ngày lễ đầu năm cầu cho năm mới may mắn hay xin chữ ông đồ ngày tết…dường như vẫn còn nhưng không có được cái không khí háo hức như xưa. Một phong tục rất quen vào đầu năm nhưng mà dám chắc rất nhiều bạn trẻ chưa được nghe qua tên gọi, đó là Tống Cựu Nghinh Tân.

Gìn giữ văn hoá xưa ngày cận Tết: Kế thừa và phát huy phong tục xưa như nào trong cuộc sống hiện đại
Gìn giữ văn hoá xưa ngày cận Tết: Kế thừa và phát huy phong tục xưa như nào trong cuộc sống hiện đại
Những phong tục gắn liền với nhiều thế hệ.

Tống Cựu Nghinh Tân nghĩa là tiễn quan Hành khiển của năm cũ và rược quan Hành khiển của năm mới về. Tục xưa tin rằng 12 con giáp sẽ có 12 vị quan Hành khiển tương ứng với từng năm. Trong đêm giao thừa tế thần Hành khiển cũ và thần Hành khiển mới của năm được gọi là Tống Cựu Nghinh Tân. Trong khoảnh khắc đón giao thừa ngắn ngủi, các quan quân vừa kéo lên trời vừa xuống hạ giới tiếp quản cùng lúc nên dân ta mới ăn mặc chỉnh tề, sửa soạn cỗ bàn, chè rượu và vàng mã ra trước cửa để cúng tạ để đưa tiễn những điều cũ, những điều chưa tốt và mong một năm mới với nhiều điều mới và may mắn hơn cho cả gia đình.

Với sự phát triển của xã hội, chỉ có kế thừa và phát triển những giá trị văn hoá truyền thống mới giúp chúng ta gìn giữ những nét văn hoá xưa ấy mà thôi. Một trong những cách hữu ích nhất chính là tạo ra nhiều cơ hội để giới trẻ tham gia, tiếp cận những qua loại hình mới phù hợp hơn với giới trẻ như các công cụ online, kết hợp giá trị xưa và loại hình nghệ thuật mới (âm nhạc, thời trang, hội hoạ…). Bằng cách này, cộng đồng có thể không chỉ giữ gìn mà còn phát triển và làm mới nét văn hoá truyền thống, đặc biệt là phong tục “Tống Cựu Nghinh Tân”, để nó có thể tiếp tục là một phần quan trọng và sống động trong cuộc sống hàng ngày của người Việt.

Gìn giữ văn hoá xưa ngày cận Tết: Kế thừa và phát huy phong tục xưa như nào trong cuộc sống hiện đại
Chương trình “Đón lộc xuân – Rước đẳng cấp về nhà” từ nhãn hàng Brandt Việt Nam.

Hoà cùng không khí Tết cận kề và phong tục Tống Cựu Nghinh Tân, Brandt Việt Nam mang đến gia đình Việt cơ hội sở hữu những sản phẩm số 1 nước Pháp trong không gian bếp. Khách hàng chỉ cần mang sản phẩm nhà bếp bất kỳ của hãng nào tới đại lý, nhà phân phối của Brandt Việt Nam sẽ được nhận sản phẩm mới tương ứng với mức ưu đãi lên đến hơn 40%. Những sản phẩm được quy đổi đa dạng từ bếp từ, lò nướng, máy rửa bát đến máy giặt và máy sấy. Đây cũng là cách hay khi chúng ta mang cái cũ đổi lấy cái mới như một cách để gìn giữ phong tục xưa của Brandt Việt Nam.

Chi tiết mã hàng và giá trị quy đổi, vui lòng liên hệ nhãn hàng Brandt Việt Nam hoặc đại lý điện máy gần nhất.

Nguồn: Báo xây dựng

Bạn cũng có thể thích