Giải quyết thách thức về nước: Cần hành động khẩn cấp
Giải quyết thách thức về nước: Cần hành động khẩn cấp
Những thách thức về nước mà miền Tây nước Mỹ phải đối mặt do hậu quả của biến đổi khí hậu và suy giảm nguồn cung cấp nước cũng tương tự như các quốc gia khác.
Nếu cộng đồng quốc tế có hành động khẩn cấp đối với những kết quả của Hội nghị về Nước của Liên Hợp Quốc gần đây thì có thể góp phần giải quyết những thách thức này.
Đó là thông điệp của Chủ tịch Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, ông Csaba Kőrösi trong chuyến thăm chính thức gần đây tới Thành phố Salt Lake ở bang Utah, Mỹ, nơi ông gặp gỡ các quan chức cấp cao của bang, sinh viên và học giả cũng như các thành viên cộng đồng địa phương.
Di cư vì biến đổi khí hậu
Ông Kőrösi cho biết: “Có những điểm chung vì cả thế giới đang gặp khủng hoảng về nước, nguyên nhân là do biến đổi khí hậu và thay đổi chu trình nước của chúng ta”.
“Tôi không muốn làm ai sợ hãi, nhưng nếu chúng ta không giải quyết được cuộc khủng hoảng quản lý nước, thì trong 60 đến 70 năm tới, hàng trăm triệu người sẽ phải di dời”, ông Kőrösi cảnh báo.
Quan chức cấp cao của Liên Hợp Quốc kêu gọi hỗ trợ cho hệ thống thông tin nước toàn cầu, được tạo ra như một phần của hệ thống Liên Hợp Quốc. Một nghiên cứu mới được công bố trên Tạp chí Khoa học của Mỹ cho thấy biến đổi khí hậu là yếu tố chính dẫn đến sự thu hẹp của hơn một nửa số hồ và hồ chứa lớn trên thế giới kể từ những năm 1990.
Đây là một trong 9 yếu tố có ảnh hưởng lớn tới kết quả cuối cùng của đã được thống nhất tại Hội nghị về Nước của Liên Hợp Quốc được tổ chức tại New York (Mỹ) vào tháng 3/2023. 9 yếu tố này gồm: Tích hợp chính sách nước và khí hậu ở cấp quốc gia và toàn cầu; hệ thống cảnh báo sớm cho tất cả; tách rời nông nghiệp, sản xuất năng lượng và nước; định giá nước chính xác; mạng lưới giáo dục về nước toàn cầu; hỗ trợ hợp tác xuyên biên giới; tạo ra một kiến trúc nước thống nhất được quản lý bởi một Đặc phái viên với một ban cố vấn khoa học độc lập; việc cần làm tiếp theo Hội nghị về Nước của Liên Hợp Quốc.
Đưa ra các giải pháp cân bằng và lâu dài
Chủ tịch Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã đưa ra yêu cầu sau cuộc gặp với các chuyên gia về nước thuộc Sở Tài nguyên thiên nhiên bang Utah. Utah hiện đang trải qua năm hạn hán thứ 23 do biến đổi khí hậu, với những hậu quả nghiêm trọng đối với sông Colorado và Hồ Great Salt, hồ nước mặn lớn nhất ở Tây bán cầu.
Trong khi nhiệt độ không khí cao hơn kéo theo lượng mưa nhiều hơn, sức nóng cũng đồng nghĩa với việc bốc hơi nhiều hơn, vì đất khô cằn không thể hấp thụ nước.
Utah bị hạn hán hiện đang phải đối mặt với lũ lụt sau một lượng mưa và tuyết lịch sử vào đầu mùa xuân. Vấn đề phức tạp hơn nữa là việc quản lý hệ thống sông Colorado được nhắc đến trong Hiệp ước sông Colorado năm 1922, trao quyền cho 2 quốc gia và 7 bang, đồng thời quy định mực nước – do biến đổi khí hậu và sử dụng quá mức – không còn khả thi.
Các quan chức địa phương cho biết họ đang tập trung vào “các giải pháp cân bằng mang tính lâu dài”, với các cuộc thảo luận liên quan đến sử dụng nông nghiệp, xử lý và tái sử dụng nước cũng như thúc đẩy bảo tồn nước thông qua các công cụ luật pháp và thông tin đại chúng.
Ông Kőrösi cũng đề cập đến sự phát triển bền vững trên núi, đây là chủ đề được nêu rõ trong báo cáo của Tổng thư ký Liên Hợp Quốc năm 2022. Đại diện từ các cộng đồng khu vực nông thôn đã nhấn mạnh một trong những thách thức là tình trạng phát triển và hòa nhập xã hội còn hạn chế, càng trầm trọng hơn do việc đóng cửa và cắt điện trong đại dịch COVID-19.
Bà Alitha Thompson, sống trong vùng nông thôn của Thung lũng Gunnison cho rằng các chính sách cần quan tâm đến mọi người. “Chỉ vì bạn khác biệt không có nghĩa là bạn sai. Tiếng nói của mọi người cần được lắng nghe”, bà nhấn mạnh.
Theo bà Thompson, khoảng một phần ba dân số của bang Utah sống ở vùng núi; một số cộng đồng phải chịu mức độ nghèo đói phổ biến hơn ở các nước đang phát triển.
Nguồn: Báo Môi Trường và Đô Thị