Giá xăng dầu hôm nay 29/1/2024: Cập nhật giá xăng dầu trong nước, quốc tế

Giá xăng dầu hôm nay 29/1/2024: Cập nhật giá xăng dầu trong nước, quốc tế

Cập nhật giá xăng dầu trong nước và thế giới mới nhất hôm nay 29/1/2024. Cập nhật giá xăng dầu thế giới mới nhất, giá dầu thô và các phiên điều chỉnh giá xăng

Giá xăng dầu thế giới hôm nay 29/1

Ghi nhận vào lúc 8h30 ngày 29/1 (giờ Việt Nam), Dầu Brent tăng 0,015 USD/thùng, tương ứng +0,02% ở mức 83.230 USD/thùng. Giá dầu WTI tăng 0,44 USD/thùng, tương ứng +0,57% ở mức 77.66 USD/thùng.

tm-img-alt
tm-img-alt

Giá dầu thô WTI tương lai đánh dấu tuần tăng thứ hai liên tiếp và đạt mức cao nhất trong gần hai tháng. Sự đi lên này được cho là nhờ tăng trưởng kinh tế tích cực của Mỹ, các dấu hiệu kích thích của Trung Quốc thúc đẩy kỳ vọng về nhu cầu và sự hỗ trợ từ những lo ngại về nguồn cung ở Trung Đông. 

Số liệu chính thức cho thấy tồn kho dầu thô của Mỹ giảm 9,2 triệu thùng trong tuần trước, vượt kỳ vọng của thị trường và đánh dấu mức giảm đáng kể nhất kể từ tháng 8. Dữ liệu cũng cho thấy kinh tế Mỹ tăng trưởng nhanh hơn dự kiến trong quý 4, trong khi Trung Quốc tuyên bố sẽ cắt giảm tỷ lệ dự trữ của các ngân hàng vào tháng tới và cam kết ổn định thị trường vốn.

Về phía nguồn cung, căng thẳng địa chính trị bùng phát ở Trung Đông trong tuần này sau khi lực lượng Mỹ và Anh thực hiện nhiều cuộc tấn công nhằm vào các mục tiêu của Houthi ở Yemen, làm tăng rủi ro nguồn cung ở khu vực sản xuất dầu.

Căng thẳng địa chính trị vẫn là một mối lo ngại khi liên minh do Mỹ và Anh dẫn đầu tiến hành các cuộc tấn công chống lại các chiến binh Houthi ở Yemen, những kẻ chịu trách nhiệm về nhiều cuộc tấn công vào tàu thương mại ở Biển Đỏ. 

Tồn kho dầu thô của Mỹ trong tuần trước giảm sốc tới 9,2 triệu thùng, cao hơn nhiều so với dự kiến, chủ yếu do thời tiết băng giá, cũng hỗ trợ giá. Ông Yawger cho biết dữ liệu đưa ra trong ngày cho thấy trong quý 4/2023, GDP của Mỹ đã tăng 3,3%, cao hơn nhiều so với dự kiến chỉ tăng 2%. Đây là một chỉ số tích cực đối với nền kinh tế Mỹ và điều đó hỗ trợ giá dầu.

Giá dầu cũng nhận được sự hỗ trợ từ kỳ vọng nền kinh tế Trung Quốc đang phục hồi sau khi ngân hàng trung ương nước này ngày 24-1 tuyên bố hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc mà các ngân hàng thương mại phải nắm giữ, một động thái để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. 

John Kilduff, đối tác tại Again Capital LLC, cho biết thị trường đã chờ đợi sự kích thích kinh tế từ Trung Quốc trong vài tháng qua. Theo Kilduff, việc cắt giảm dự trữ ngân hàng có thể thúc đẩy nhu cầu dầu mỏ. Tuy nhiên, triển vọng duy trì lãi suất cao vẫn còn ở nhiều nơi trên thế giới.

Số liệu từ Viện Dầu khí Mỹ cho thấy trong tuần trước, trong khi tồn kho dầu thô của Mỹ giảm sốc 6,67 triệu thùng, thì tồn kho xăng lại tăng 7,2 triệu thùng, tạo thêm áp lực lên giá dầu.

Tâm lý trên thị trường đang được củng cố khi OPEC tiếp tục giữ nguyên dự báo nhu cầu dầu thô toàn cầu năm nay sẽ tăng thêm 2,2 triệu thùng/ngày, lên mức 104,4 triệu thùng/ngày. Động lực tăng trưởng chính đến từ các nền kinh tế không thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) với mức tăng trưởng lên đến gần 2 triệu thùng/ngày.

Đồng thời, OPEC dự báo nhu cầu dầu thô toàn cầu tiếp tục tăng thêm 1,8 triệu thùng/ngày vào năm 2025 nhờ sự phục hồi mạnh mẽ của nền kinh tế thế giới và hoạt động kinh tế vững chắc ở Trung Quốc. OPEC nhận định mặt bằng lãi suất trên toàn cầu sẽ đạt đỉnh trong nửa đầu năm nay, sau đó sẽ bắt đầu được điều chỉnh giảm, giúp thúc đẩy đà tăng trưởng của các nền kinh tế.

tm-img-alt
Giá xăng dầu hôm nay 29/1 (Ảnh minh họa).

Giá dầu tăng đột ngột trong tuần trước do nhiều yếu tố tích cực, bao gồm lo ngại về giảm nguồn cung năng lượng toàn cầu do sự cố tại một cảng xuất khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng của Novatek ở Biển Baltic và khó khăn trong sản xuất dầu thô tại North Dakota, Mỹ, do ảnh hưởng của băng giá.

Dữ liệu tồn kho dầu thô của Mỹ giảm mạnh, với giảm 6,67 triệu thùng theo Viện Dầu khí Mỹ và 9,2 triệu thùng theo Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ. Điều này hỗ trợ tăng giá dầu khi giảm nguồn cung.

Ngân hàng Trung ương Trung Quốc cũng đưa ra động thái hỗ trợ, thông báo giảm lượng tiền mặt mà các ngân hàng phải nắm giữ dưới dạng dự trữ từ ngày 5-2 để kích thích kinh tế nội địa.

Sự tăng cao của GDP Mỹ trong quý 4/2023, vượt xa dự kiến, cũng là một yếu tố đẩy giá dầu lên cao. Trong khi đó, đồng USD giảm giá, cũng giúp giá dầu tăng.

Các nhà đầu tư chú ý đến căng thẳng ở Biển Đỏ và xung đột ở châu Âu và Trung Đông, tăng cường lo ngại về an ninh năng lượng và ảnh hưởng tới nguồn cung dầu.

Tuần này, Fed và Ngân hàng Anh sẽ quyết định về chính sách tiền tệ, thông tin về bảng lương phi nông nghiệp của Mỹ, dữ liệu về tăng trưởng quý 4/2023 của Đức và khu vực đồng Euro, PMI sản xuất và dịch vụ của Trung Quốc sẽ là những yếu tố tác động đến giá dầu. Tất nhiên, diễn biến xung đột ở Trung Đông vẫn sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến biến động của giá dầu trong tuần.

Giá xăng dầu trong nước

Theo quyết định của liên bộ Công Thương-Tài chính, giá xăng dầu trong nước từ 15 giờ ngày 25/1, giá bán lẻ xăng E5 RON 92 tăng 753 đồng/lít và xăng RON 95 tăng 925 đồng/lít.

Liên bộ Công Thương – Tài chính vừa điều chỉnh giá xăng dầu từ 15h chiều nay 25/1.

Theo điều hành của liên Bộ Công Thương – Tài chính, xăng E5RON92 không cao hơn 22.171 đồng/lít (tăng 753 đồng/lít so với giá cơ sở hiện hành); xăng RON95-III không cao hơn 23.407 đồng/lít (tăng 925 đồng/lít so với giá cơ sở hiện hành).

Dầu điêzen 0.05S không cao hơn 20.376 đồng/lít, tăng 182 đồng/lít so với giá cơ sở hiện hành; dầu hỏa không cao hơn 20.544 đồng/lít, tăng 8 đồng/lít so với giá cơ sở hiện hành; dầu madút 180CST 3.5S không cao hơn 15.494 đồng/kg, giảm 14 đồng/kg so với giá cơ sở hiện hành.

Đợt này, trích lập Quỹ bình ổn giá (BOG) đối với dầu madút, không trích lập Quỹ BOG đối với các mặt hàng xăng, dầu điêzen và dầu hỏa; không chi sử dụng Quỹ BOG đối với tất cả các mặt hàng xăng dầu.

Theo Liên bộ Công Thương – Tài chính, Thị trường xăng dầu thế giới kỳ điều hành lần này (từ ngày 11/01/2024-18/01/2024) chịu ảnh hưởng của các yếu tố như: căng thẳng ở Trung Đông tiếp tục leo thang, nguồn cung xăng dầu tại Mỹ thắt chặt trong bối cảnh thời tiết lạnh giá gây gián đoạn cho hoạt động sản xuất, đã thúc đẩy lực mua trên thị trường, kỳ vọng vào sự tăng trưởng tích cực của nền kinh tế Trung Quốc thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ dầu… Các yếu tố nêu trên khiến giá xăng dầu thế giới trong những ngày vừa qua có biến động tăng, giảm đan xen nhưng xu hướng chung là tăng. 

Vừa qua, Bộ Công Thương vừa có văn bản đề nghị Sở Công Thương các tỉnh, thành phố góp ý, xây dựng nghị định mới về kinh doanh xăng dầu.

Theo Bộ Công Thương, Thường trực Chính phủ giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tiếp tục nghiên cứu, xây dựng một Nghị định mới thay thế các nghị định về kinh doanh xăng dầu (Nghị định 83, Nghị định 95) theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, trình Chính phủ trong quý II.

Bộ Công Thương đề nghị các Sở Công Thương rà soát, có ý kiến đánh giá những mặt được, những mặt còn tồn tại của các quy định hiện hành tại các nghị định về kinh doanh xăng dầu và góp ý, đề xuất nội dung mới cho nghị định.

Bảng giá bán lẻ xăng dầu Petrolimex

Sản phẩm Vùng 1 Vùng 2
Xăng RON 95-V 24.190 24.670
Xăng RON 95-III 23.400 23.860
Xăng E5 RON 92-II 22.170 22.610
DO 0,001S-V 21.350 21.770
DO 0,05S-II 20.370 20.770
Dầu hỏa 2-K 20.540 20.950

H.Hà

Nguồn: Báo Môi Trường và Đô Thị

Bạn cũng có thể thích