Giá xăng dầu hôm nay 24/4/2024: Cập nhật giá xăng dầu trong nước, quốc tế

Giá xăng dầu hôm nay 24/4/2024: Cập nhật giá xăng dầu trong nước, quốc tế

Cập nhật giá xăng dầu trong nước và thế giới mới nhất hôm nay 24/4/2024. Cập nhật giá xăng dầu thế giới mới nhất, giá dầu thô và các phiên điều chỉnh giá xăng

Giá xăng dầu thế giới hôm nay 24/4

Ghi nhận vào lúc 8h30 ngày 24/4 (giờ Việt Nam), Dầu Brent giảm 0,036 USD/thùng, tương ứng -0,04% ở mức 87.508 USD/thùng. Giá dầu WTI tăng 1.1 USD/thùng, tương ứng +1,34% ở mức 83.21 USD/thùng.

tm-img-alt
tm-img-alt

Giá dầu thô WTI tương lai đã phục hồi sau khi giảm xuống mức thấp nhất là 80,85 USD trước đó trong phiên do sự lạc quan rằng dữ liệu PMI đáng thất vọng có thể thúc đẩy việc cắt giảm lãi suất để tăng tốc độ và thúc đẩy nhu cầu dầu. 

Hoạt động tăng với tốc độ chậm hơn trên cả lĩnh vực sản xuất và dịch vụ, với tốc độ tăng trưởng giảm lần lượt xuống mức thấp nhất trong ba và năm tháng. Mặt khác, những lo ngại về xung đột tiềm ẩn giữa Iran và Israel đã giảm bớt khi cả hai nước đều bày tỏ mong muốn tránh một cuộc chiến lớn hơn sau những cuộc giao tranh gần đây. 

Trong khi đó, một báo cáo của ngành có thể cho thấy tồn kho dầu thô của Mỹ tăng 1,8 triệu thùng trong tuần thứ ba liên tiếp, sau mức tăng 4,090 triệu thùng trong giai đoạn trước.

Các nhà giao dịch đã chờ đợi phản ứng của Israel trước hành động gây hấn cuối tuần trước, với căng thẳng càng được thúc đẩy bởi những cảnh báo của Iran chống lại các cuộc tấn công vào các địa điểm hạt nhân của nước này. 

Ngoài ra, Mỹ đã áp đặt các lệnh trừng phạt mới nhắm vào 16 cá nhân và hai thực thể có liên quan đến chương trình máy bay không người lái của Iran. Hành động này là một phần trong nỗ lực của Mỹ nhằm trả đũa Iran vì cuộc tấn công gần đây vào Israel. EU cũng đang dự tính những hạn chế mới đối với dầu của Iran. Dầu thô Brent giảm khoảng 4% trong tuần, sau khi giảm 0,7% trong giai đoạn trước.

Các nhà đầu tư đang chờ đợi dữ liệu tổng sản phẩm quốc nội quý đầu tiên của Mỹ được công bố vào cuối tuần này cũng như số liệu tháng 3 về chi tiêu tiêu dùng cá nhân, thước đo lạm phát ưa thích của Fed.

Theo Alex Hodes, nhà phân tích dầu mỏ tại công ty môi giới StoneX, “GDP dưới 3% có thể làm dịu đi phần nào sự lo lắng của Fed và tạo ra ít áp lực hơn cho hàng hóa”, “tuy nhiên, GDP cao hơn 3% có thể khiến đồng USD tăng giá hơn nữa, điều này sẽ gây thêm áp lực lên hàng hóa”.

Giá dầu tăng chịu tác động một phần bởi báo cáo dự trữ xăng dầu của Mỹ. Theo Viện Dầu khí Mỹ, tồn kho dầu trong tuần tính đến ngày 19/4 giảm 3,23 triệu thùng, tồn kho xăng giảm khoảng 595.000 thùng, và tồn kho sản phẩm chưng cất tăng 724.000 thùng.

Giới phân tích còn nhận định, nguồn cung dồi dào và công suất dự phòng của liên minh OPEC+ ở mức lớn đang “xoa dịu” tác động từ xung đột tại Trung Đông.

Cụ thể, nguồn cung trên toàn cầu hiện đang ở mức dồi dào khi các nhà máy lọc dầu nhiều nơi đang ở thời kỳ bảo dưỡng trước mùa Hè. Trong khi đó, sản lượng dầu tại Mỹ tăng và một số quốc gia không còn ghi nhận tình trạng gián đoạn sản xuất. Tình hình hiện tại trái ngược hẳn so với hồi tháng 2, giới phân tích đánh giá.

Sản lượng tại Libya đã hồi phục, do mỏ dầu lớn nhất hoạt động trở lại sau cuộc đình công hồi tháng 1. Xuất khẩu dầu thô của Mỹ sang châu Âu 4 tháng đầu năm cũng cao hơn so với cùng kỳ năm ngoái, dữ liệu của hãng nghiên cứu Kpler cho thấy.

Thậm chí, Nigeria – nước xuất khẩu dầu hàng đầu châu Phi – còn chưa tìm được khách mua cho số dầu sẽ rời cảng tháng tới. Một số hãng năng lượng nước này đã phải giảm giá. Nguồn tin của Reuters cho biết Nigeria hiện vẫn còn ít nhất 35 trong tổng số 49 lô dầu chưa bán được.

Bên cạnh đó, hãng phân tích năng lượng Rystad Energy cho rằng giá hợp lý của dầu thô Brent chỉ vào khoảng 83 USD một thùng, nếu xét đến các yếu tố nền tảng. Vì thế, giá 87 USD hiện tại “đã phản ánh rủi ro địa chính trị”.

Các hợp đồng giao dầu thô Brent tháng 5 hiện cao hơn so với các hợp đồng giao tháng 11, do nguồn cung bị thắt chặt. Tuy nhiên, mức chênh giá đang thu hẹp dần, hiện chỉ còn 3,5 USD một thùng – thấp nhất một tháng qua. Điều này đồng nghĩa tình trạng khan hiếm đang giảm dần.

Việc OPEC+ còn nhiều dư địa sản xuất dầu khiến kịch bản gián đoạn nguồn cung khó xảy ra. Tổ chức Năng lượng Quốc tế (IEA) ước tính công suất dự phòng của OPEC+ lên tới gần 6 triệu thùng một ngày, tương đương 6% nhu cầu thế giới.

tm-img-alt
Giá xăng dầu hôm nay 24/4 (Ảnh minh họa).

Giá dầu thế giới đã không thể có một cú “lội ngược dòng” mà vẫn tiếp tục đà giảm, ghi nhận một tuần lao dốc tới 3%. So với kết phiên tuần trước, dầu WTI giảm 2,6%, dầu Brent giảm 3%.

Trong phiên giao dịch đầu tiên của tuần, giá dầu giảm do thiệt hại từ những bất ổn tình hình địa chính trị giữa Iran và Israel, tuy nhiên đà giảm vẫn có sự hạn chế đến từ dữ liệu doanh số bán lẻ của Mỹ tương đối mạnh mẽ điều này làm tăng thêm khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ tiếp tục duy trì lãi suất ở mức cao như hiện nay.

Tới phiên giao dịch thứ 2, giá dầu tiếp tục giảm nhẹ, trước áp lực từ những dữ liệu kinh tế. Theo đó, tồn kho thương mại Mỹ tăng, dữ liệu kinh tế yếu hơn từ Trung Quốc và tiến triển trong các điều khoản hỗ trợ Ukraine và Israel của Mỹ khiến giá dầu tiếp tục giảm sâu.

Tới phiên giao dịch thứ 4 trong tuần, giá dầu Brent và dầu WTI diễn biến trái chiều trong bối cảnh các nhà đầu tư đang cân nhắc dữ liệu kinh tế của Mỹ và các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Venezuela và Iran.

Tuy nhiên đến phiên cuối cùng của tuần, giá dầu bất ngờ tăng vọt hơn 3 USD, điều này đã bù đắp phần nào những giao dịch cuối tuần qua.

Theo các nhà phân tích, giá dầu thế giới giảm mạnh trong tuần qua do chịu tác động bởi những “cơn gió ngược” của nền kinh tế thế giới gây áp lực lên tâm lý nhà đầu tư, hạn chế lợi nhuận từ căng thẳng địa chính trị ở Trung Đông.

Giá xăng dầu trong nước

Theo quyết định của liên bộ Công Thương-Tài chính, giá xăng dầu trong nước từ 15 giờ 17/4, giá xăng trong nước tăng từ 378 – 416 đồng/lít, đưa mặt hàng xăng RON 95 vượt 25.000 đồng/lít.

Trên cơ sở điều hành của liên bộ Công Thương – Tài chính, các doanh nghiệp đồng loạt điều chỉnh giá xăng dầu kể từ 15 giờ hôm nay (17/4).

Theo đó, giá xăng E5 tăng 380 đồng/lít, giá bán là 24.220 đồng/lít. Giá xăng RON 95 tăng 410 đồng/lít, giá bán là 25.230 đồng/lít.

Trong khi đó, giá dầu diesel giảm 170 đồng/lít, giá bán là 21.440 đồng/lít.

Tại kỳ điều hành giá xăng dầu gần đây nhất (ngày 11/4), giá bán lẻ các mặt hàng xăng dầu được điều chỉnh theo hướng giảm giá xăng E5 RON 92, tăng giá xăng RON 95 và các mặt hàng dầu (trừ dầu mazut).

Cụ thể, giá xăng E5 giảm 70 đồng/lít, giá bán về mức 23.840 đồng/lít.

Ở chiều ngược lại, giá xăng RON 95 tăng 20 đồng/lít, giá lên mức 24.820 đồng/lít.

Giá dầu diesel được điều chỉnh tăng 630 đồng/lít, giá bán lẻ lên 21.610 đồng/lít. Giá dầu hoả tăng 580 đồng/lít, giá lên mức 21.590 đồng/lít.

Về Quỹ bình ổn giá xăng dầu, theo báo cáo mới nhất của Bộ Tài chính, tính hết năm 2023, Quỹ bình ổn giá xăng dầu dư hơn 6.655 tỷ đồng.

Hiện dư địa Quỹ bình ổn giá xăng dầu của một số doanh nghiệp đầu mối vẫn ghi nhận mức dương lớn do nhiều kỳ điều hành gần đây ít sử dụng tới quỹ.

Liên quan đến điều hành giá xăng dầu, Bộ Công Thương vừa ban hành dự thảo Nghị định sửa đổi về kinh doanh xăng dầu.

Dự thảo mới đưa quy định định kỳ 7 ngày sẽ công bố giá thế giới bình quân (dự thảo lần 1 lấy bình quân 15 ngày) và cho phép doanh nghiệp đầu mối cộng các khoản chi phí kinh doanh, lợi nhuận định mức để công bố giá bán ra thị trường. Tuy nhiên, giá bán ra của doanh nghiệp không được cao hơn mức giá được tính toán theo công thức.

Bảng giá bán lẻ xăng dầu Petrolimex

Sản phẩm Vùng 1 Vùng 2
Xăng RON 95-V 25.760 26.270
Xăng RON 95-III 25.230 25.730
Xăng E5 RON 92-II 24.220 24.700
DO 0,001S-V 22.050 22.490
DO 0,05S-II 21.440 21.860
Dầu hỏa 2-K 21.410 21.830

H.Hà (T/h)

Nguồn: Báo Môi Trường và Đô Thị

Bạn cũng có thể thích