Giá xăng dầu hôm nay 20/8/2024: Cập nhật giá xăng dầu trong nước, quốc tế
Giá xăng dầu hôm nay 20/8/2024: Cập nhật giá xăng dầu trong nước, quốc tế
Cập nhật giá xăng dầu trong nước và thế giới mới nhất hôm nay 20/8/2024. Cập nhật giá xăng dầu thế giới mới nhất, giá dầu thô và các phiên điều chỉnh giá xăng
Giá xăng dầu thế giới hôm nay 20/8
Giá xăng dầu thế giới hôm nay 20/8 theo khảo sát, giá dầu WTI đạt 73,69 USD/thùng, tăng 0,03 USD tương đương 3% . Trong khi đó, giá dầu Brent giao dịch ở mức 77,6 USD/thùng, giảm 2,08 USD/thùng tương đương 2,5%, vào lúc 6h37 ngày 20/8 theo giờ Việt Nam.
Bảng giá dầu thế giới ngày 20/8/2024
Tên loại | Giá (USD/thùng) | % thay đổi |
---|---|---|
Dầu thô WTI | 73,69 | -3% % |
Dầu Brent | 77,6 | – 2,5% |
Thị trường dầu đang chịu áp lực các cuộc đàm phán ngừng bắn giữa Israel và Hamas. Ngày 19/8, theo Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken, nỗ lực ngoại giao mới nhất của Washington nhằm đạt được thỏa thuận ngừng bắn ở Gaza có thể là cơ hội cuối cùng, ông cũng kêu gọi tất cả các bên liên quan nỗ lực hết sức để đạt được thỏa thuận này.
Nhận xét về biến động của giá dầu, Jim Ritterbusch của Ritterbusch and Associates tại Florida cho biết, phần lớn hoạt động bán ra (năng lượng) trong tuần qua là do mức phí bảo hiểm rủi ro ở Trung Đông giảm.
Giá dầu hôm nay giảm hơn 2 USD/thùng do triển vọng đàm phán hòa bình Trung Đông thành công sẽ làm giảm rủi ro về nguồn cung, trong khi sự suy yếu của nền kinh tế tại Trung Quốc, quốc gia nhập khẩu dầu hàng đầu, đe dọa hạn chế nhu cầu.
Bob Yawger, giám đốc năng lượng tương lai tại Mizuho ở New York cho biết, thị trường này đang chịu áp lực do kỳ vọng rằng họ sẽ tiếp tục gây sức ép trong các cuộc đàm phán ngừng bắn.
Giá dầu đi xuống do những lo ngại về nhu cầu sau khi Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) công bố báo cáo hạ dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu thế giới.
Giá dầu thế giới tuần qua biến động mạnh trong từng phiên giao dịch. Xung đột ở Trung Đông, các chỉ số kinh tế của Mỹ và Trung Quốc là những yếu tố chính tác động đến thị trường “vàng đen” tuần qua.
Ở phiên giao dịch đầu tiên của tuần qua, giá dầu đã tăng hơn 3%. Giá dầu tăng mạnh khi giới đầu tư lo ngại về cuộc xung đột ở Trung Đông có khả năng lan rộng. Điều này có thể ảnh hưởng đến nguồn cung dầu thô toàn cầu.
Tuy nhiên, đến phiên giao dịch thứ hai, giá dầu bất ngờ giảm khoảng 2%. Giá dầu lao dốc khi các nhà giao dịch bớt lo lắng về khả năng xảy ra một cuộc xung đột rộng lớn hơn ở Trung Đông khi Iran vẫn chưa có hành động nào trước lời đe dọa sẽ trả đũa Israel.
Một loạt số liệu kinh tế của Mỹ đã góp phần nâng đỡ giá dầu. Doanh số bán lẻ vượt dự đoán của các nhà phân tích và ít người Mỹ nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp hơn trong tuần trước, từ đó khơi dậy sự lạc quan về sức tăng trưởng kinh tế tại thị trường dầu mỏ lớn nhất thế giới này.
Tuy nhiên, dữ liệu từ Trung Quốc cho thấy nền kinh tế nước này đã mất đà vào tháng 7. Trong đó, giá nhà mới giảm với tốc độ nhanh nhất trong chín năm, sản lượng công nghiệp chậm lại và tình trạng thất nghiệp gia tăng.
Điều này đã làm dấy lên lo ngại trong giới đầu tư về sự sụt giảm nhu cầu từ Trung Quốc, trong bối cảnh các nhà máy lọc dầu tại đây đã cắt giảm mạnh tốc độ chế biến dầu thô vào tháng trước do nhu cầu nhiên liệu yếu.
Andrew Lipow, Chủ tịch công ty tư vấn năng lượng Lipow Oil Associates cho rằng: “Thị trường dầu mỏ đã có một tuần đầy biến động, một mặt lo ngại về tình trạng gián đoạn nguồn cung do chiến tranh Trung Đông lan rộng, nhưng mặt khác, tốc độ tăng trưởng chậm lại ở Trung Quốc đã buộc thị trường phải điều chỉnh dự báo nhu cầu”.
Tuần trước, giá dầu đã kết thúc tuần trái chiều. Dầu Brent duy trì đà tăng của tuần trước đó nhưng mức tăng rất khiêm tốn, chỉ 2 cent. Trong khi đó, dầu WTI quay đầu giảm nhẹ 19 cent.
Mặc dù Iran và Hezbollah đã thề sẽ trả đũa Israel sau vụ ám sát thủ lĩnh Hamas và chỉ huy quân sự Hezbollah hồi cuối tháng trước nhưng sự “án binh bất động” của Iran khiến thị trường sớm loại bỏ khoản phí bảo hiểm rủi ro ra khỏi giá dầu thô.
Cũng trong tuần trước, dữ liệu từ Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ cho thấy, tồn kho dầu của Mỹ bất ngờ tăng 1,4 triệu thùng trong 6 tuần. Ngoài ra, trong tháng 7, chỉ số giá tiêu dùng (PCI) của Mỹ tăng ở mức vừa phải và tốc độ tăng lạm phát hằng năm chậm lại xuống dưới 3% lần đầu tiên kể từ đầu năm 2021. Điều này củng cố kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ cắt giảm lãi suất vào tháng tới. Các nhà phân tích cũng đang kỳ vọng Fed sẽ cắt giảm lãi suất 25 điểm cơ bản, thậm chí 50 điểm cơ bản trong tháng 9.
Với lý do nhu cầu yếu ở Trung Quốc, Cơ quan Năng lượng quốc tế đã cắt giảm dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu mỏ trong năm nay xuống còn 970.000 thùng/ngày và năm sau là 950.000 thùng/ngày. Với cùng lý do trên, OPEC cũng đã cắt giảm dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu mỏ trong năm xuống còn 2,11 triệu thùng/ngày (dự báo hồi tháng trước là 2,25 triệu thùng/ngày).
Giá xăng dầu trong nước
Giá bán lẻ xăng dầu trong nước ngày 20/8/2024 được áp dụng theo phiên điều chỉnh từ 15h ngày 15/8 tăng trở lại.
Cụ thể, giá xăng E5 RON 92 tăng 167 đồng/lít, lên mức 20.882 đồng/lít; xăng RON 95 tăng 179 đồng/lít lên mức 21.852 đồng/lít.
Giá dầu điêzen 0.05S: Tăng 89 đồng/lít, lên mức 19.230 đồng/lít; Dầu hỏa tăng 161 đồng/lít, ở mức 19.572 đồng/lít; Dầu madút 180CST 3.5S tăng 217 đồng/kg, lên mức 16.245 đồng/kg.
Chi tiết giá xăng dầu trong nước
Mặt hàng | Mức giá (đồng/lít/kg) | Chênh lệch so với kỳ trước |
---|---|---|
Xăng E5 RON 92 | 20.882 | +167 |
Xăng RON 95 | 21.852 | +179 |
Dầu diesel 0.05S | 19.230 | +89 |
Dầu hỏa | 19.572 | +161 |
Dầu mazut 180CST 3.5S | 16.245 | +217 |
Tại kỳ điều hành này Liên bộ Công Thương – Tài chính không trích lập, không chi sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu đối với các mặt hàng xăng E5RON92, xăng RON95, dầu điêzen, dầu hỏa, dầu madút.
Như vậy, sau 5 lần giảm giá liên tiếp kể từ trung tuần tháng 7-2024, giá xăng dầu trong nước đã tăng trở lại. Tuy nhiên, mức tăng giá lần này không cao nên xăng RON95 vẫn dưới 22.000 đồng/lít.
Nhận định giá xăng dầu
Giá dầu thô tiếp tục tăng trong phiên giao dịch sáng nay sau khi tăng mạnh vào tuần trước. Trong khi đó, mối quan tâm của thị trường quay trở lại với vấn đề cung – cầu sau khi Nga cho biết đã sản xuất vượt hạn mức đề ra với OPEC+, còn nhập khẩu của Trung Quốc giảm mạnh.
Giá dầu đã tạo được cú lội ngược dòng bởi nhiều yếu tố, trong đó có tồn kho dầu của Mỹ tiếp tục giảm, nguy cơ xung đột gia tăng ở Trung Đông, chỉ số USD giảm. Trong tuần trước, dữ liệu từ Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho thấy tồn kho dầu của Mỹ giảm tuần thứ 6 liên tiếp (giảm 3,7 triệu thùng). Cơ quan này cũng ước tính lượng dầu tồn kho toàn cầu trong nửa đầu năm nay đã giảm khoảng 400.000 thùng/ngày và sẽ giảm khoảng 800.000 thùng/ngày trong nửa cuối năm.
Giá dầu đang trong giai đoạn phục hồi nhờ vào sự giảm bớt lo ngại về suy thoái kinh tế và sự phục hồi của thị trường tài chính. Các nhà hoạch định chính sách của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cho biết họ đang cảm thấy tự tin hơn khi lạm phát đang hạ nhiệt đủ để cắt giảm lãi suất. Sự sụt giảm lớn hơn dự kiến trong dữ liệu yêu cầu trợ cấp thất nghiệp của Mỹ cũng giúp củng cố sự phục hồi của thị trường.
Giá xăng dầu thế giới và trong nước đang có những biến động mạnh, chịu ảnh hưởng từ nhiều yếu tố như tình hình địa chính trị, cung cầu và các chỉ số kinh tế. Các nhà đầu tư và người tiêu dùng cần theo dõi sát sao những diễn biến này để có những quyết định hợp lý trong việc tiêu dùng và đầu tư.
Tổng hợp các thông tin trên, giá xăng dầu hiện tại đang có xu hướng tăng nhẹ, tuy nhiên, sự biến động của thị trường vẫn đang diễn ra và có thể ảnh hưởng đến giá cả trong thời gian tới.
Các nhà đầu tư và người tiêu dùng cần thận trọng và theo dõi các chỉ số kinh tế cũng như tình hình địa chính trị để có những quyết định phù hợp.
BTV
Nguồn: Báo Môi Trường và Đô Thị