Giá xăng dầu hôm nay 19/1/2024: Cập nhật giá xăng dầu trong nước, quốc tế
Giá xăng dầu hôm nay 19/1/2024: Cập nhật giá xăng dầu trong nước, quốc tế
Cập nhật giá xăng dầu trong nước và thế giới mới nhất hôm nay 19/1/2024. Cập nhật giá xăng dầu thế giới mới nhất, giá dầu thô và các phiên điều chỉnh giá xăng
Giá xăng dầu thế giới hôm nay 19/1
Ghi nhận vào lúc 8h30 ngày 19/1 (giờ Việt Nam), Dầu Brent giảm 0,097 USD/thùng, tương ứng -0,12% ở mức 78.512 USD/thùng. Giá dầu WTI tăng 0,34 USD/thùng, tương ứng +0,46% ở mức 73.90 USD/thùng.
Giá dầu thô kỳ hạn tiếp tục xu hướng tăng do ước tính nhu cầu mạnh mẽ từ cả IEA và OPEC. IEA đã điều chỉnh dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu năm 2024 lên 1,24 triệu thùng/ngày, tăng 180.000 thùng/ngày, nhờ tăng trưởng kinh tế được cải thiện và giá dầu thô giảm trong quý 4.
OPEC duy trì dự báo tăng trưởng nhu cầu 2,25 triệu thùng/ngày vào năm 2024, với kỳ vọng mạnh mẽ là tăng trưởng 1,85 triệu thùng/ngày vào năm 2025. Rủi ro địa chính trị ở Trung Đông và sự gián đoạn sản lượng của Mỹ càng thúc đẩy giá tăng. Các cuộc tấn công của phiến quân Houthi ở Biển Đỏ đã buộc phải chuyển hướng vận chuyển hàng hóa, làm tăng thời gian và chi phí hành trình.
Giá dầu đang trải qua biến động nhẹ do đợt lạnh khắc nghiệt làm gián đoạn một số hoạt động sản xuất dầu của Mỹ, tạo ra lo ngại về nhu cầu năng lượng. Tại Bắc Dakota, bang sản xuất dầu hàng đầu của Mỹ, nhiệt độ dưới 0 độ F đã khiến sản lượng dầu giảm mạnh, gây tác động lớn đến thị trường dầu.
Trong khi đó, những bất ổn kinh tế toàn cầu đang đè nặng lên thị trường, với triển vọng lãi suất cao hơn trong thời gian dài hơn khiến các nhà đầu tư lo ngại. Ngân hàng Trung ương châu Âu báo hiệu rằng có thể còn quá sớm để cắt giảm lãi suất trong năm nay do lạm phát kéo dài và rủi ro địa chính trị. Các nhà giao dịch cũng đã giảm bớt đặt cược vào việc giảm lãi suất sớm từ Cục Dự trữ Liên bang.
Theo Reuters, thứ 6 tuần trước, một số chủ tàu chở dầu đã tránh Biển Đỏ và nhiều tàu chở dầu đã đổi hướng đi sau khi Mỹ và Anh tiến hành các cuộc tấn công nhằm vào các mục tiêu của Houthi ở Yemen. Cuộc xung đột cũng đã cản trở ít nhất 4 tàu chở khí đốt tự nhiên hóa lỏng di chuyển trong khu vực.
Tồn kho xăng của Mỹ hiện đã lên mức cao nhất kể từ tháng 3/2022. Đáng chú ý, trong hai tuần gần đây, tồn kho xăng của Mỹ tăng hơn 20 triệu thùng. Điều này cho thấy nhu cầu tiêu thụ yếu.
Tình hình căng thẳng tại Biển Đỏ đang có một số dấu hiệu hạ nhiệt tạm thời song rủi ro tại Biển Đỏ chưa có nhiều ảnh hưởng tới việc sản xuất dầu.
Một số hãng tàu lớn đã chính thức chuyển hướng các tàu chở dầu tránh xa Biển Đỏ. Việc này đẩy giá cước vận chuyển đối với các mặt hàng hóa lên cao do tuyến đường dài hơn.
Bên cạnh đó, giá dầu tăng sau báo cáo cho thấy dự trữ dầu thô của Mỹ giảm nhiều hơn dự kiến, qua đó thúc đẩy niềm tin về nhu cầu khởi sắc.
Giá dầu thế giới đang trên đà tăng mạnh sau các thông báo về dự báo nhu cầu dầu toàn cầu tăng và những lo ngại về tình hình chính trị ở Trung Đông. Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) và Tổ chức các nước xuất khẩu dầu (OPEC) dự kiến nhu cầu dầu sẽ tăng trong năm nay, cùng với thời tiết mùa đông gây gián đoạn sản lượng dầu thô của Mỹ và giảm tồn kho dầu thô của nước này.
Ngoài ra, các nhà giao dịch dầu cũng đang lo lắng về rủi ro địa chính trị ở Trung Đông. Các cuộc tấn công mới của Pakistan vào các chiến binh Baluchi ở Iran và tình trạng căng thẳng giữa các quốc gia trong khu vực làm tăng lo ngại về ảnh hưởng đối với nguồn cung dầu.
Dữ liệu từ Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cũng cho thấy giảm tồn kho dầu thô của Mỹ trong tuần kết thúc ngày 12/1, điều này càng thúc đẩy tăng giá dầu.
Nguồn cung dầu tăng từ các nhà sản xuất OPEC và ngoài OPEC cũng làm tăng khả năng dư thừa thị trường trong năm nay. Một cuộc khảo sát của Reuters cho thấy sản lượng từ OPEC đã tăng 70.000 thùng/ngày trong tháng 12 lên 27,88 triệu thùng/ngày.
Theo Reuters, cả hai hợp đồng dầu tiêu chuẩn đã tăng hơn 2% trong tuần đầu tiên của năm 2024 do tình hình địa chính trị căng thẳng ở Trung Đông tăng cao sau các cuộc tấn công của lực lượng Houthi ở Yemen nhằm vào các tàu ở Biển Đỏ.
Nguồn cung gia tăng và sự cạnh tranh từ các nhà sản xuất khác đã khiến Saudi Arabia quyết định giảm giá bán chính thức của dầu thô Arab Light xuống mức thấp nhất trong 27 tháng, với 2 USD giảm xuống còn 1,5 USD/thùng.
Trong tuần, giá dầu đã lao dốc sâu hơn 3% ở phiên giao dịch đầu tiên sau khi Saudi Arabia quyết định cắt giảm giá dầu thô Arab Light sang thị trường châu Á trong tháng tới 2 USD xuống còn 1,5 USD/thùng. Đây là mức giá thấp nhất của dầu Arab Light trong vòng 27 tháng.
Sự tăng bất ngờ trong tồn kho dầu của Mỹ cùng với việc tăng mạnh tồn kho xăng và sản phẩm chưng cất đã đẩy giá dầu lao dốc gần 1 USD ở phiên giao dịch thứ 3 của tuần.
Theo Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ, tồn kho dầu thô của Mỹ tăng 1,3 triệu thùng lên 432,4 triệu thùng; tồn kho xăng tăng 8 triệu thùng; tồn kho sản phẩm chưng cất tăng 6,5 triệu thùng.
Giá dầu cũng giảm bởi dữ liệu lạm phát tiêu dùng trong tháng 12-2023 của Mỹ tăng 3,4% so với cùng kỳ năm ngoái, cao hơn so với mức tăng dự kiến 3,2% của các nhà kinh tế tham gia khảo sát của Reuters.
Tuy nhiên, căng thẳng ở Trung Đông đang có chiều hướng leo thang khi Iran bắt giữ một tàu chở dầu ngoài khơi bờ biển Oman, Mỹ và Anh tiến hành các cuộc không kích nhằm vào các vị trí khác nhau của lực lượng Houthi ở Yemen để trả đũa các cuộc tấn công của Houthi kể từ tháng 10 vào các tàu thương mại ở Biển Đỏ. Điều này đã hỗ trợ giá dầu tăng bởi các nhà đầu tư lo ngại tình hình ở Trung Đông có thể gây gián đoạn nguồn cung.
Cũng hỗ trợ giá dầu là thông tin Trung Quốc đã mua lượng dầu thô kỷ lục trong năm 2023 khi nhu cầu phục hồi sau đợt sụt giảm do đại dịch gây ra bất chấp những khó khăn kinh tế.
Giá xăng dầu trong nước
Theo quyết định của liên bộ Công Thương-Tài chính, giá xăng dầu trong nước từ 15 giờ chiều 11/1 tăng gần 600 đồng/lít, RON95 vượt 22.000 đồng/lít.
Liên Bộ Tài chính – Công Thương quyết định tăng giá bán lẻ xăng E5 RON 92 thêm 377 đồng/lít, lên 21.418 đồng/lít, đồng thời tăng giá bán lẻ xăng RON 95 thêm 547 đồng/lít, lên 22.482 đồng/lít.
Trong khi đó, giá dầu diesel tăng 487 đồng/lít, lên 20.194 đồng/lít; dầu hỏa tăng 205 đồng/lít, lên 20.536 đồng/lít. Dầu mazut ngược chiều giảm 307 đồng/kg, còn 15.508 đồng/kg.
Tại kỳ điều hành này, liên bộ chỉ trích lập Qũy bình ổn đối với dầu mazut ở mức 300 đồng/kg, trong khi đó không trích lập và không chi quỹ bình ổn đối với tất cả loại xăng dầu còn lại.
Từ đầu năm đến nay, giá xăng dầu đã trải qua 41 lần điều chỉnh, trong đó có 21 lần tăng, 14 lần giảm, 4 lần giữ nguyên và 2 lần trái chiều.
Liên Bộ Tài chính – Công Thương cho biết, thị trường xăng dầu thế giới kỳ điều hành lần này (từ ngày 11/01/2024 – 18/01/2024) chịu ảnh hưởng của các yếu tố như: căng thẳng leo thang ở Trung Đông, đà phục hồi kinh tế của Trung Quốc thấp hơn dự kiến, thời tiết ấm làm giảm nguồn cung nhiên liệu dùng để sưởi ấm tại khu vực Đông Bắc và Trung Tây của Mỹ, nguồn cung dầu từ Nga tăng bất chấp căng thẳng ở khu vực biển đỏ, việc tăng giá của đồng USD…
Các yếu tố nêu trên khiến giá xăng dầu thế giới trong những ngày vừa qua có biến động tăng, giảm nhẹ đan xen nhưng nhìn chung là tăng.
Bảng giá bán lẻ xăng dầu Petrolimex
Sản phẩm | Vùng 1 | Vùng 2 |
---|---|---|
Xăng RON 95-V | 23.270 | 23.730 |
Xăng RON 95-III | 22.480 | 22.920 |
Xăng E5 RON 92-II | 21.410 | 21.830 |
DO 0,001S-V | 21.170 | 21.590 |
DO 0,05S-II | 20.190 | 20.590 |
Dầu hỏa 2-K | 20.530 | 20.940 |
Y.Anh
Nguồn: Báo Môi Trường và Đô Thị