Giá nhà phố, biệt thự Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục tăng

Thành phố Hồ Chí Minh: Nguồn cung giảm, giá tăng

Báo cáo quý 3/2021 của JLL Việt Nam chỉ ra, lượng mở bán nhà liền thổ mới của thị trường Tp.HCM và các tỉnh lân cận đạt 274 căn, đến từ các dự án quy mô nhỏ ở tỉnh Bình Dương và Long An, với mỗi tỉnh chỉ cung cấp khoảng 120 – 150 căn. Thành phố Hồ Chí Minh, trung tâm của đại dịch, không ghi nhận lượng mở bán nào trong quý này. Việc giãn cách nghiêm ngặt toàn bộ các tỉnh miền Nam đã làm ảnh hưởng đến kế hoạch mở bán, cũng như tiến độ xây dựng của nhiều dự án, dẫn đến việc không có nguồn cung mới nào ở tỉnh Đồng Nai và BR-VT.

Tuy vậy, nhu cầu mua để ở vẫn ổn định. Tổng lượng giao dịch của toàn khu vực Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận chỉ đạt 224 căn, giảm mạnh 87,4% so với quý trước, tương ứng với nguồn cung sụt giảm. Thành phố Hồ Chí Minh chỉ ghi nhận lượng tiêu thụ khoảng 47 căn, giảm 74,3% theo quý. Bình Dương và Long An tiếp tục ghi nhận lượng tiêu thụ thấp, khoảng dưới 100 căn ở mỗi tỉnh. Trong khi đó, tỉnh Đồng Nai và BR-VT không ghi nhận giao dịch nào. Giãn cách nghiêm ngặt đã ngăn cản giao dịch trực tiếp và tham quan thực tế dự án, dẫn tới sụt giảm mạnh trong lượng tiêu thụ, đặc biệt là ở nhóm mua đầu tư. Tuy vậy, nhu cầu mua để ở vẫn ổn định và người mua đều là dân địa phương, thay vì từ Thành phố Hồ Chí Minh như trước.

Mặt bằng giá bán tiếp tục tăng. Trong quý 3/2021, giá bán sơ cấp trung bình của Nhà liền thổ ở thị trường Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận đạt 2.913 USD/m2 đất, tăng 15,7% theo năm và tăng nhẹ 2,2% theo quý. Tuy nhiên, đối với các dự án tích hợp quy mô lớn được đầu tư bài bản ở Đồng Nai, mức tăng điển hình ghi nhận lên đến 4 – 7 % theo quý.

Các công cụ trực tuyến vẫn đang tiếp tục được sử dụng bởi các Chủ đầu tư và sàn môi giới để duy trì hoạt động tiếp thị và liên lạc với khách hàng trong mùa dịch. Các chương trình bán hàng hấp dẫn cũng được triển khai như gói hỗ trợ lãi suất bằng không đến khi bàn giao dự án, hoặc chương trình mua lại với mức lợi nhuận được đảm bảo.

Theo JLL, nguồn cung trong ngắn hạn gặp thách thức, giá bán tiếp tục tăng vấn đề pháp lý với các dự án nhà liền thổ ở Thành phố Hồ Chí Minh vẫn chưa được giải quyết, đi kèm với hạn chế đi lại giữa các tỉnh dẫn tới đình trệ trong công tác xây dựng và mở bán sẽ thách thức nguồn cung mới trong ngắn hạn. Dự báo lượng mở bán mới ước tính dao động trong khoảng 600 – 900 căn ở Thành phố Hồ Chí Minh, và khoảng 1.000 – 1.200 căn ở các tỉnh lân cận.

Theo đơn vị này, các dự án tích hợp ở các khu vực vệ tinh Thành phố Hồ Chí Minh dưới hình thức khu đô thị tích hợp năng động hoặc một nơi nghỉ dưỡng cuối tuần sẽ dẫn đầu nguồn cung cũng như dẫn dắt tâm lý thị trường hướng về khu vực dự án trong trung và dài hạn. Trong bối cảnh tâm lý thị trường vẫn ổn định sau dịch, giá bán sơ cấp theo đó được dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh.

Hà Nội và các tỉnh lân cận: Lượng giao dịch đều giảm tại các tỉnh thành trừ Bắc Ninh, giá sơ cấp tăng 12% theo năm

Trong quý 3/2021, lượng mở bán nhà liền thổ mới tại Hà Nội và các tỉnh lân cận đạt 870 căn, ổn định theo quý. Trong đó, Hà Nội chiếm tới 70% nguồn cung nhờ các dự án mở bán mới ở huyện Đông Anh và Thạch Thất, nơi ít bị ảnh hưởng từ đại dịch hơn những khu vực khác ở Hà Nội. Tuy nhiên, đợt dịch lần thứ 4 tiếp tục làm nguồn cung của bốn tỉnh lân cận hạn chế, với chỉ 273 căn được mở bán. Tỉnh Bắc Ninh đóng góp tới 89% trong tổng nguồn cung của các tỉnh lân cận, và Hải Phòng chỉ ghi nhận lượng cung rất nhỏ là 30 căn. Trongkhi đó, tỉnh Hưng Yên và Vĩnh Phúc không có dự án mở bán mới.

Trong quý, lượng giao dịch đều giảm tại các tỉnh thành, trừ Bắc Ninh

Thị trường Hà Nội và các tỉnh lân cận ghi nhận 625 căn được bán hết trong quý, giảm nhẹ 10% theo quý. Ở Hà Nội, tỷ lệ hấp thụ đạt 70% với 420 căn được bán hết. Giao dịch chủ yếu chỉ diễn ra ở các nguồn cung mới tại các địa phương ít bị ảnh hưởng bởi dịch Covid – 19. Trong khi đó, bốn tỉnh lân cận ghi nhận 205 căn được bán, chủ yếu là ở BắcNinh. Đáng chú ý là tâm lý thị trường đang diễn biến tốt ở Bắc Ninh với 172 căn được tiêu thụ, nhờ vào thu hút vốn FDI tốt và nâng cấp thị xã Từ Sơn lên thành phố.

Cũng giống thị trường Thành phố Hồ Chí Minh, nhà phố biệt thự Hà Nội và các tỉnh lân cận giá sơ cấp tiếp tục tăng mạnh, đạt mức 4.468 USD/m2 đất. Toàn miền Bắc ghi nhận giá Nhà liền thổ tăng trưởng mạnh ở mức 12% theo năm, nhưng giảm 9,6% theo quý chủ yếu do sự góp mặt của hai dự án mở bán mới ở huyện

Đông Anh, Hà Nội với giá bán thấp hơn mặt bằng chung, trong khoảng USD 3,500 – 4,500/m2 đất. Ở Hà Nội, mức tăng điển hình được ghi nhận khoảng 3 – 5% theo quý tính trên từng dự án. Trong số bốn tỉnh lân cận thì Bắc Ninh ghi nhận tăng trưởng giá cao nhất với mức tăng trung bình toàn tỉnh đạt 8,4% theo quý, nhờ vào diễn biến tốt của tâm lý thị thị trường từ tin tức thành lập thành phố Từ Sơn.

Về triển vọng, JLL dự báo nguồn cung biến động trong quý 4/2021, nhưng sẽ phục hồi vào năm 2022.

Do tình hình dịch Covid – 19 vẫn diễn biến phức tạp tại Hà Nội đi kèm với các biện pháp kiểm soát đi lại giữa các tỉnh, nguồn cung mới trong quý 4 được điều chỉnh giảm so với dự báo quý trước, ở mức 1.000 -1.500 căn ở Hà Nội, và khoảng 1.000 căn ở các tỉnh lân cận. Nguồn cung sẽ cải thiện vào năm 2022 khi Hà Nội dự kiến đón nhận khoảng 3.500 – 4.000 căn mở bán mới, trong khi con số ước tính ở thị trường các tỉnh lân cận là hơn 4.500 căn.

Ngoài bối cảnh tâm lý thị trường tốt, thị trường Nhà liền thổ ở thị trường Hà Nội và các tỉnh lân cận còn có nhiều xúc tác khác trong giai đoạn sắp tới, cụ thể như các dự án hạ tầng trọng điểm như đường Vành đai 4, tuyến Metro số 2A và số 3, và quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng. Do đó, giá sơ cấp của loại hình Nhà liền thổ dự. kiến sẽ tiếp tục tăng.

Copy Link

Nguồn: Báo doanhnghiepthuonghieu

Bạn cũng có thể thích