Gia Lai: Xử phạt doanh nghiệp chăn nuôi xả thải vượt quy chuẩn, gây ô nhiễm môi trường

Nguồn chất thải chăn nuôi không được xử lý trước khi xả ra môi trường gây ảnh hưởng đến người dân xung quanh. Ảnh minh họa

Theo đó, dù chưa có giấy phép về môi trường nhưng từ ngày 25/08/2022 đến nay, công ty này đã triển khai hoạt động chăn nuôi quy mô lớn. Số lượng heo tại thời điểm kiểm tra là 5.596 con heo. Cùng với số tiền phạt, công ty này còn phải đối mặt với biện pháp xử phạt bổ sung là đình chỉ hoạt động của nguồn phát sinh chất thải, mà không có giấy phép môi trường của cơ sở chăn nuôi, trong thời gian là 4,5 tháng. Điều này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc có giấy phép để đảm bảo an toàn và bảo vệ môi trường.

Thực tế, từ năm 2022 đến nay, tại Gia Lai, hàng loạt dự án nuôi heo công nghệ cao được đăng ký đầu tư. Tuy nhiên đến nay, nhiều dự án hoạt động “chui”, khi chăn nuôi mà không có giấy phép về môi trường.

Các lực lượng chức năng đã tiến hành kiểm tra và đề nghị xử phạt, đình chỉ nhiều dự án chăn nuôi heo không đảm bảo môi trường. Trước đó, vào tháng 1 năm 2024 trên địa bàn tỉnh Phú Yên Chủ tịch UBND huyện Sơn Hòa cũng đã ban hành quyết định xử phạt hành chính đối với Công ty TNHH MTV Phúc Huy Gia Lai do có hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường tại trang trại chăn nuôi heo ở thôn Kiến Thiết, xã Ea Chà Rang, huyện Sơn Hòa 40 triệu đồng theo quy định Nghị định số 45/2022/NĐ-CP ngày 7/7/2022 và Nghị định 118/2021/NĐ-CP ngày 23/12/2021 của Chính phủ về hành vi không lập kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố chất thải tại dự án trang trại chăn nuôi 20.000 con heo.

Còn tại Phú Thọ, Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Phú Thọ cũng đã xử phạt 123 triệu đồng đối với trang trại trồng trọt, chăn nuôi tổng hợp trên địa bàn xã Địch Quả, huyện Thanh Sơn và xã Ngọc Lập, huyện Yên Lập thuộc Công ty Cổ phần Asean Resort Thương mại và Chăn nuôi do xả thải vượt mức cho phép.

Theo kết quả đo đạc và phân tích mẫu nước thải sau biogas tại trang trại cho thấy các thông số như chất rắn lửng lơ trong nước (TSS) vượt 1,97 lần, thông số BOD5 vượt 1,77 lần, thông số COD vượt 1,24 lần, thông số coliform vượt 1,4 lần so với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chăn nuôi. Hiện ao lắng không được lót đáy, chống thấm. Điều này nhấn mạnh sự cần thiết của việc tuân thủ quy định môi trường trong ngành chăn nuôi để bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng.

QCVN 62-MT:2016/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chăn nuôi

QCVN 62-MT:2016/BTNMT quy định giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong nước thải chăn nuôi khi xả ra nguồn tiếp nhận nước thải. Theo công thức

Cmax = C x Kq x Kf

Trong đó:

– Cmax là giá trị tối đa cho phép của thông số ô nhiễm trong nước thải chăn nuôi khi xả ra nguồn tiếp nhận nước thải;

– C là giá trị của thông số ô nhiễm trong nước thải chăn nuôi quy định tại mục 2.1.2;

– Kq là hệ số nguồn tiếp nhận nước thải quy định tại mục 2.1.3 ứng với lưu lượng dòng chảy của sông, suối, khe, rạch, kênh, mương; dung tích của hồ, ao, đầm, phá; mục đích sử dụng của vùng nước biển ven bờ;

– Kf là hệ số lưu lượng nguồn thải quy định tại mục 2.1.4 ứng với tổng lưu lượng nước thải của các cơ sở chăn nuôi khi xả ra nguồn tiếp nhận nước thải.

Áp dụng giá trị tối đa cho phép Cmax = C (không áp dụng hệ số Kq và Kf) đối với thông số pH và tổng coliform; Nước thải chăn nuôi xả ra hệ thống thoát nước đô thị, khu dân cư chưa có nhà máy xử lý nước thải tập trung thì áp dụng giá trị Cmax = C quy định tại cột B, Bảng 1.

Duy Trinh (t/h)

Nguồn: Tạp chí điện tử chất lượng Việt Nam

Bạn cũng có thể thích