Gập ghềnh đường đến Kon Tum, Gia Lai

Tuy nhiên, đa số các tuyến quốc lộ nối duyên hải Nam Trung Bộ với hai tỉnh Bắc Tây Nguyên đèo dốc hiểm trở, mặt đường gồ ghề, lắm ổ gà, nhiều ổ voi, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông, khiến nhiều người ngại di chuyển lên xuống khu vực này.

Sau khi chạy xe từ TP. Đà Nẵng theo Quốc lộ 14 (đường Hồ Chí Minh) lên Kon Tum, anh Phạm Quốc Văn cho biết: “Mặt đường đèo Lò Xo chủ yếu làm bằng bê tông, hiện nay bị hư hỏng nặng, nhiều vị trí nứt toác, cong vênh như bánh tráng, xuống cấp trầm trọng.

Suốt chiều dài đèo xuất hiện hàng chục điểm đang được cơ quan chức năng cào xới, đục khoét sửa chữa nửa mặt đường nên chạy xe qua đoạn này càng nguy hiểm hơn. Rất mong các cơ quan chức năng sửa chữa ngay những đoạn hư hỏng, không nên để lâu làm khó các tài xế”.

lx3
Đèo Lò Xo căng dây thi công sửa chữa nửa mặt đường. Ảnh: Minh Vỹ.
lx1
Đào bới bê tông trên đèo Lò Xo để sửa chữa nhưng tiến độ khá chậm. Ảnh: Minh Vỹ.

Đèo Lò Xo đoạn qua 2 tỉnh Kon Tum – Quảng Nam có chiều dài khoảng 37km với rất nhiều khúc cua tay áo, nhiều đốc dài. Đây là đoạn đường “ác mộng” đối với cánh tài xế và hành khách. Nhiều năm qua, đèo Lò Xo xảy ra nhiều vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng, thảm khốc cướp đi hàng chục sinh mạng”. 

Tác giả đã có chuyến trải nhiệm toàn tuyến Quốc lộ 24, từ TP. Kon Tum qua thị trấn Măng Đen xuống Quảng Ngãi. Ngoại trừ một vài đoạn đang thi công, cơ bản mặt đường khá đẹp.

Tuy nhiên, sau khi qua khỏi thị trấn Măng Đen, quãng đường còn lại của Quốc lộ 24 mặt đường nhỏ hẹp, kéo dài khoảng trăm cây số với nhiều đèo dốc, trong đó có đèo Violak ngoằn ngoèo dài khoảng 30km, dọc hai bên đường không thấy trạm dừng khiến nhiều người không khỏi mệt mỏi.

vo2
Đèo Violak nhỏ hẹp, ngoằn ngoèo dài khoảng 30km. Ảnh: Minh Vỹ.
vo3
Quốc lộ 24 đang thi công nâng cấp. Ảnh: Minh Vỹ.

Ngày 25/6, ô tô khách chở đội bóng đá trẻ tỉnh Quảng Nam thi đấu từ Kon Tum trở về, khi đến Violak bị mất phanh, lật trên đường khiến 1 cầu thủ qua đời, 2 cầu thủ khác bị thương.

Anh-1-01
Xe chở đội bóng lật trên đèo Violak. 

Trong số các tuyến đường nối đồng bằng với khu vực Bắc Tây Nguyên, Quốc lộ 19 (từ TP. Qui Nhơn, tỉnh Bình Định) lên Gia Lai có lưu lượng xe đông, nhộn nhịp nhất. Trước đây, Quốc lộ 19 được coi là một trong những cung đường đẹp nhất cả nước, nhưng hiện nay đây là “con đường đau khổ”.

Sau một thời gian dài khai thác, Quốc lộ 19 xuống cấp nghiêm trọng. Hiện nay, Dự án tăng cường kết nối giao thông khu vực Tây Nguyên (nâng cấp Quốc lộ 19) đang thi công.

DSC01968
Quốc lộ 19 thi công chậm tiến độ. Ảnh: Minh Vỹ.

Dự án này được triển khai từ cuối tháng 8/2021, dự kiến hoàn thành cuối tháng 6/2023. Tuy nhiên, đến thời điểm này tiến độ của dự án chậm rất nhiều so với kế hoạch đề và đang được gia hạn thêm 18 tháng (đến ngày 31/12/2024) khiến người dân sinh sống trong vùng, qua lại con đường này hết sức vất vả.

Giao thông đường bộ nối tỉnh Kon Tum, Gia Lai với đồng bằng chủ yếu qua Quốc lộ 14 (đường Hồ Chí Minh), Quốc lộ 19, 24, 25. Ngoại trừ Quốc lộ 25 từ Phú Yên đi Gia Lai đã hoàn thành, 3 tuyến đường còn lại đèo dốc hiểm trở, mặt đường xấu gây khó khăn các phương tiện lưu thông trên tuyến đường này.

Thiết nghĩ, để Bắc Tây Nguyên gần hơn với cả nước, thu hẹp khoảng cách về kinh tế – xã hội so với các khu vực khác, lãnh đạo các địa phương cùng các bộ, ngành liên quan cần chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ thi công, hoàn thiện Quốc lộ 19; nâng cấp, mở rộng hoặc làm đường tránh đèo Lò Xo, Violak. Xa hơn nữa cần đầu tư đường cao tốc nối đồng bằng với Gia Lai, Kon Tum và đặc biệt cần khởi công sân bay Măng Đen để thuận tiện đi lại cho mọi người.

 

Nguồn: Báo doanhnghiepthuonghieu

Bạn cũng có thể thích