Đừng để nhà đầu tư ngại mua cổ phần!
Trong đó, VCCI cho biết, một số nhà đầu tư phản ánh rất ngần ngại khi mua phần vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp cổ phần hoá do rủi ro pháp lý quá lớn. Vì vậy, VCCI đề nghị nghiên cứu bổ sung quy định bảo vệ quyền tài sản của bên mua khi tham gia mua vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp.
Nhiều trường hợp, nhà đầu tư bỏ tiền mua lại phần vốn một cách ngay tình qua đấu giá công khai. Khi phát hiện sai sót nội bộ từ phía bên bán, có nhiều ý kiến đề nghị phải huỷ giao dịch, trả lại tài sản. Điều này khiến nhà đầu tư không muốn tham gia dù có khả năng quản trị doanh nghiệp được bán tốt hơn và mang lại hiệu quả kinh tế.
Ảnh minh họa. |
Trên cơ sở đó, VCCI đề nghị: “Cơ quan soạn thảo nghiên cứu bổ sung quy định bảo vệ quyền tài sản của bên mua khi tham gia mua vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp. Trường hợp bên mua ngay tình (không biết và không có nghĩa vụ phải biết) trước những sai sót của bên bán trong quá trình giao dịch, thì quyền tài sản của bên mua đối với phần vốn đã mua được pháp luật bảo vệ. Trường hợp đấu giá công khai, minh bạch, đúng trình tự thủ tục, không có gian lận, có nhiều người tham gia đấu giá độc lập, kết quả đấu giá phải được pháp luật bảo vệ”.
Cùng với đó, VCCI cũng kiến nghị, Bộ Tài chính bổ sung quy định về nghĩa vụ công bố thông tin của doanh nghiệp Nhà nước. Hiện nay, Luật Quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghệp hiện hành đã có quy định về công bố thông tin. Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định 81/2005/NĐ-CP về công bố thông tin doanh nghiệp Nhà nước.
Tuy nhiên, việc công bố thông tin của các doanh nghiệp Nhà nước vẫn chưa được thực hiện đồng bộ. Nhiều doanh nghiệp không công bố, công bố chậm làm giảm hiệu quả giám sát của xã hội đối với doanh nghiệp Nhà nước. Nhất là doanh nghiệp cung cấp dịch vụ công thiết yếu cho người dân.
Một vấn đề nữa được VCCI góp ý liên quan đề xuất bổ sung quy định mở rộng đối tượng áp dụng với doanh nghiệp có phần vốn đầu tư của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp. Việc yêu cầu doanh nghiệp của toàn bộ các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp lại gây nhiều vấn đề bất cập. Hiện nay, nhóm tổ chức xã hội – nghề nghiệp, đã tự chủ tài chính, không nhận hoặc nhận rất ít sự hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước. Doanh nghiệp do các tổ chức này góp vốn hiện được thành lập và hoạt động theo pháp luật chung về doanh nghiệp (Luật Doanh nghiệp).
Do đó, VCCI đề nghị cơ quan soạn thảo cân nhắc việc giới hạn doanh nghiệp có phần vốn góp của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp thuộc đối tượng tác động của luật này. Cơ quan soạn thảo có thể cần nhắc phương án chưa bao gồm các doanh nghiệp có vốn góp của các tổ chức xã hội – nghề nghiệp; hoặc căn cứ vào mức độ hỗ trợ…
Nguồn: Báo lao động thủ đô