Đức Phật dạy điều gì về cách kiếm tiền và tiêu tiền?
Đức Phật dạy điều gì về cách kiếm tiền và tiêu tiền?
Kiếm tiền cũng là một loại tu hành, nhưng tiền chỉ là công cụ chứ không phải mục đích. Tiền là một chiếc cầu, kiếm tiền là qua cầu. Qua cầu rồi sẽ đi về đâu?
Thiếu tiền có phải là nguồn gốc của khổ đau?
99% vấn đề
trong cuộc sống có thể được giải quyết bằng tiền, nhưng chỉ 1% vấn đề mà tiền
không thể giải quyết được. Tuy nhiên, chính 1% vấn đề này mới tạo ra 99% vấn đề
còn lại.
Nói cách
khác, chỉ bằng cách giải quyết 1% vấn đề này thì vấn đề tiền bạc mới được giải
quyết. Tuy nhiên, người ta luôn gán nhiều nỗi đau trực tiếp cho “thiếu tiền”.
Hai từ này thực sự bị đổ lỗi quá nhiều.
“Thiếu tiền”
là kết quả thường xảy ra do nhận thức và giá trị không đủ. Vấn đề của hầu hết
mọi người là họ chỉ muốn trực tiếp nhận được “tiền” mà không bao giờ muốn giải
quyết những trở ngại của chính mình. Điều này dẫn đến một vòng luẩn quẩn là ham
kiếm tiền hơn nhưng lại ít có khả năng kiếm tiền.
Tại sao không có tiền?
Bạn không có
tiền vì bạn giúp quá ít người. Mỗi lần bạn giúp một người, bạn kiếm được một đồng
tiền; nếu bạn giúp được 10.000 người, bạn kiếm được 10.000 đồng tiền.
Làm thế nào để
giúp được nhiều người hơn?
Nếu muốn
giúp được nhiều người hơn, trước tiên phải có khả năng giúp được nhiều người
hơn.
Nếu bản thân
không đủ mạnh mẽ thì làm sao có thể giúp được nhiều người hơn?
Làm thế nào để mạnh mẽ hơn?
Thay đổi bản
thân là bước đầu tiên để bạn trở nên mạnh mẽ hơn.
Hầu hết
chúng ta đều muốn thay đổi người khác và khiến người khác nghe lời mình nhưng lại
không bao giờ muốn thay đổi chính mình. Chúng ta luôn lấy những khuyết điểm của
người khác làm lý do để trốn tránh sự trưởng thành và thay đổi của chính mình.
Làm thế nào để thay đổi bản thân?
Dùng người
khác làm tấm gương soi những khuyết điểm của bản thân là cách tốt nhất để phát
hiện ra vấn đề của chính mình.
Can đảm thừa
nhận vấn đề của bản thân không chỉ là một loại can đảm mà còn là một loại đức
tính và trí tuệ. Đây chính là nội quan. Một khi một người bắt đầu thực hành nội
quan rồi, thì người ấy cách ngộ cũng không còn xa nữa.
Sự giác ngộ là gì?
Đằng sau đồng tiền là sản phẩm và dịch vụ. Hãy làm cho sản
phẩm và dịch vụ trở nên tốt nhất thì tiền sẽ đến một cách tự nhiên. Đằng sau
các sản phẩm và dịch vụ là “tâm tính”. Làm ra sản phẩm thực ra là tu luyện tâm
tính của chính mình.
Đằng sau tâm tính là “Đạo”. Một khi một người đã giác ngộ
và nhìn thấy được bản chất và quy luật thì sẽ “đắc được Đạo”. Do đó, nếu bạn
sau khi giác ngộ sẽ đi giúp đỡ người khác và kiếm tiền thì mọi việc sẽ thuận buồm
xuôi gió.
Khai ngộ, nói một cách đơn giản, có nghĩa là nhìn thấy thực
tế, nhìn thấy sự thật và không còn bị mê hoặc bởi vẻ bề ngoài.
Khi không có tiền, trước tiên hãy khơi dậy sự siêng năng
của mình, và cơ hội sẽ đến.
Khi cơ hội đến rồi, nếu đem sự thành tín của mình bộc lộ
ra thì tiền sẽ đến. Đây được gọi là lấy thành tín làm gốc.
Khi có tiền và cho đi sự hào phóng của mình, mọi người sẽ
đến. Đây được gọi là sự tập hợp của cải và sự tập hợp sức mạnh của mọi người;
Khi có người rồi, hãy đem tình yêu cho đi, đây chính là hậu
đức tải vật.
Khi sự nghiệp đến, hãy lấy trí tuệ mà đối đãi, như vậy hạnh
phúc sẽ đến. Đây gọi là đức hạnh ở thế gian.
Tại sao hầu hết mọi người không thể trở nên giàu có?
Mặc dù lợi ích của đồng tiền rất lớn nhưng mặt trái của
nó lại càng lớn hơn. Nếu một người không có đức hạnh, sự cống hiến và trí tuệ
cao thì sẽ khó chống chọi được với mặt trái và sự cám dỗ của đồng tiền.
Hãy nhìn xung quanh chúng ta, khi số tiền kiếm được của
nhiều người đạt đến một số tiền nhất định, họ bắt đầu kiêu ngạo, ngông cuồng,
coi thường các quy tắc và đạo đức, có bồ nhí, ăn chơi, cờ bạc và phá hoại thuần
phong mỹ tục.
Tài phú của một người trong đời là có giới hạn, thói hư tật
xấu của một cá nhân sẽ dần dần ăn mòn tài phú của một người.
Nên làm gì sau khi kiếm được nhiều tiền?
Kiếm tiền cũng là một loại tu hành, nhưng tiền chỉ là
công cụ chứ không phải mục đích. Tiền là một chiếc cầu, kiếm tiền là qua cầu.
Qua cầu rồi bạn sẽ đi về đâu, đó chính là đi đến bờ bên kia của cuộc đời.
Trong Kinh Kim Cương, Đức Phật dạy: Công đức lớn nhất
trên thế gian không phải là tiêu hết của cải vào việc từ thiện, mà là giúp nhiều
người hơn nữa giác ngộ và giúp họ đến được bờ bên kia của niết bàn. Sau khi
khai ngộ, bạn đi cứu độ người khác. Loại công đức này lớn hơn nhiều so với việc
trực tiếp đưa tiền cho người khác.
Như vậy khi một người muốn có tiền tài ngàn vàng, trước hết
phải xem mình có đủ phúc đức xứng đáng hay không. Khi tài phú không ngừng gia
tăng, mọi người càng cần đề cao đức hành của tự thân, chỉ bằng cách này, mới có
thể càng gia tăng phúc khí và tài phú của mình một cách vững chắc