Dự thảo tiêu chuẩn quy định đối với dệt may

Theo đó, quy định nêu rõ các yêu cầu về hàm lượng hóa chất trong các sản phẩm dệt may trong lĩnh vực an toàn, sức khỏe và môi trường, tiếp xúc trực tiếp với da và gần cơ thể con người (bao gồm cả phụ kiện).

Quy định của Jordan sẽ áp dụng cho các sản phẩm dệt may sau: sản phẩm có chứa ít nhất 80% sợi dệt; đồ nội thất, ô dù và đồ che nắng có chứa ít nhất 80% các thành phần dệt may; thành phần dệt may (lớp trên cùng của vật liệu phủ sàn nhiều lớp; vỏ bọc nệm; vật dụng che phủ đồ cắm trại); hàng dệt may được kết hợp vào các sản phẩm khác và tạo thành một phần không thể tách rời của sản phẩm đó, trong đó thành phần của chúng được chỉ định.

Quy định không áp dụng đối với các sản phẩm dệt may theo yêu cầu do thợ may tự do may và các sản phẩm được thiết kế cho mục đích y tế cũng không được áp dụng.

Mục tiêu để bảo vệ sức khỏe, sự an toàn của con người và bảo vệ môi trường.

Đồng thời, Hàn Quốc thông báo dự thảo sửa đổi một phần Quy định thực thi Đạo luật phát triển nghề cá xa bờ. Theo đó, dự thảo bổ sung một số trường vào Giấy chứng nhận đánh bắt và Giấy chứng nhận đánh bắt đơn giản để giúp xác định hành vi đánh bắt bất hợp pháp và theo dõi cá trong suốt giai đoạn của chuỗi cung ứng như sau: Giấy chứng nhận khai thác: Số IMO & IRCS (đối với tàu cá và tàu tiếp nhận), Loại sản phẩm, Tên cảng cập, Nơi chế biến; Giấy chứng nhận đánh bắt đơn giản: Khu vực đánh bắt, Vị trí chuyển tải, Tên người nhập khẩu và thông tin liên lạc.

Sửa đổi tên một số dữ liệu chi tiết và rõ ràng hơn theo yêu cầu như sau: Giấy chứng nhận khai thác: sửa các trường “Trọng lượng” thành “Trọng lượng/trọng lượng đã chế biến”; “Họ tên/chức vụ” thành “Họ tên/chức vụ của cán bộ”; Giấy chứng nhận khai thác giản lược: sửa đổi mục “Họ tên/chức vụ” thành “Họ tên/chức vụ của cán bộ”.

Mục tiêu để phòng ngừa hành vi lừa đảo và bảo vệ người tiêu dùng.

An Hạ

Nguồn: Tạp chí điện tử chất lượng Việt Nam

Bạn cũng có thể thích