Dự thảo quy định về ghi nhãn mật ong và sản phẩm siro mật ong bao gói sẵn
Theo đó, dự thảo quy định về ghi nhãn mật ong và các sản phẩm siro mật ong bao gói sẵn do Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Đài Loan xây dựng căn cứ Điều 22 Luật An toàn và Vệ sinh thực phẩm.
Dự thảo gồm 06 điều, chủ yếu quy định về ghi nhãn hàm lượng mật ong trên bao bì sản phẩm để người tiêu dùng có đầy đủ thông tin khi lựa chọn.
Ảnh minh họa.
Đối với mật ong và các sản phẩm siro mật ong có hàm lượng mật ong từ 60% trở lên, kích thước phông chữ tại phần tên sản phẩm phải nhất quán và đáp ứng các yêu cầu sau: Sản phẩm có thêm đường (siro), tên của sản phẩm phải được ghi nhãn bằng cụm từ “mật ong đã thêm đường” hoặc các từ ngữ tương đương;
Đối với sản phẩm có thêm nguyên liệu khác ngoài đường (siro) và không thêm đường (siro), tên của sản phẩm phải được ghi nhãn bằng cụm từ “Mật ong có oo (tên nguyên liệu không phải là mật ong)” hoặc “Mật ong pha trộn” hoặc các từ ngữ tương đương. Ngoài ra, Dự thảo cũng quy định điều khoản về nước xuất xứ và xử phạt khi vi phạm.
Trước đó, Bộ Công nghiệp và Thương mại Philippines đã gửi dự thảo sửa đổi các quy định kỹ thuật mới về chứng nhận sản phẩm bắt buộc đối với thanh cốt thép biến dạng, thép thanh cuộn và thép góc cạnh đều cho các nước Thành viên WTO đóng góp ý kiến.
Cụ thể, Bộ Công nghiệp và Thương mại Philippines ban hành Bản ghi nhớ Thông tư 21-07 ấn bản 2021 – Hướng dẫn bổ sung để thực hiện DAO 18-18 ấn bản 2018. Bản ghi nhớ này sửa đổi và bổ sung “Quy định kỹ thuật về chứng nhận sản phẩm bắt buộc đối với thanh cốt thép biến dạng, thép thanh cuộn và thép góc cạnh đều để đảm bảo chất lượng, an toàn và truy xuất nguồn gốc các sản phẩm thép” đã được Philippines thông báo cho Uỷ ban WTO/TBT vào ngày 22/01/2018 với mã thông báo G/TBT/N/PHL/195/Rev.1.
Bản ghi nhớ mới sẽ cung cấp các hướng dẫn bổ sung về thông tin và yêu cầu tuân thủ cho các bên liên quan, ví dụ thông tin về các tiêu chuẩn tham chiếu cho thanh cốt thép biến dạng, đóng dấu, giám sát thị trường và thực thi.
Hà My